Vì sao xuất khẩu thủy sản Việt vẫn không thể bứt phá?

30/06/2017 07:11
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Bộ NN& PTNT), giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt từ 6,5 đến 7 tỷ USD/năm, nhưng hiện vẫn có 20% số lô hàng bị cảnh báo về mất an toàn thực phẩm, nhất là sự tồn dư hóa chất kháng sinh. Mỗi năm, số lượng thủy sản bị trả về gây thiệt hại khoảng 14 triệu USD. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản cho biết: Các lô hàng bị cảnh báo về chất lượng đều bắt nguồn từ khâu nuôi trồng, khi người dân chưa tuân thủ nghiêm quy định về thời gian ngừng sử dụng thuốc kháng sinh trước khi thu hoạch hoặc lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi trồng. Không chỉ có chất kháng sinh, nhiều cơ sở nuôi còn bơm tạp chất vào thủy sản.

(Moitruong.net.vn) – Mặc dù xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn đang đà tăng trưởng nhưng giá trị chưa cao. Lý do của việc này không hề mới, những từ nhiều năm nay nó luôn là trở ngại, thách thức lớn, gây khó khăn, lúng túng cho công tác tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản…

xuat-khau

Trước thực trạng này, các nước nhập khẩu đã gia tăng rào cản kỹ thuật, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Cà Mau) Lê Văn Quang cho biết, hiện nay, một số nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu kỹ thuật như: Đăng ký ghi nhãn, xác nhận chế độ xử lý nhiệt, nguồn gốc bột trứng trong sản phẩm thủy sản chế biến sẵn… gây khó khăn về thời gian, thủ tục cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Để giải quyết vấn đề này, cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, Cục Thú y… cần phối hợp với các bộ: Y tế, Công Thương… kiểm soát chặt chẽ hóa chất kháng sinh nhập khẩu sử dụng trong y tế, công nghiệp nhưng bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản. Các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT cần phối hợp với Bộ Công an thu thập thông tin, điều tra, triệt phá dứt điểm các đường dây thuốc thú y ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vì sao xuất khẩu thủy sản Việt vẫn không thể bứt phá?