Việt Nam có 90 làng nghề truyền thống đang chịu ô nhiễm nghiêm trọng

Minh An (T/h)|06/11/2018 06:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Xử lý ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề…là một trong những nội dung được nhiều đại biểu đề cập trong phiên chất vấn của Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 ngày qua.

>>>Hà Nội: Mô hình tập thể dục kết hợp lọc nước hồ bắt đầu xuống cấp

>>>107 căn nhà an toàn được bàn giao cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà 

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng, theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học công nghệ của Quốc hội, hiện nay chỉ có 26,7% cơ sở làng nghề là có thu gom nước thải công nghiệp và có 20,9% số làng nghề là có thu gom chất thải rắn công nghiệp. Đây đang là một vấn đề lớn trong xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn nhất là các làng nghề truyền thống.

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà giải thích, khu công nghiệp hiện nay có trên 80% là đã đầu tư hạ tầng xử lý nước thải tập trung, trong đó có trên 10% đã lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động.

Ở khu công nghiệp có bước tiến đáng kể, riêng cụm công nghiệp hiện nay tình hình hết sức nan giải. Trên thực tế, các cụm công nghiệp là khu vực do địa phương quyết định đầu tư nên nguồn lực, nguồn nhân lực và việc đầu tư ở đây hết sức hạn chế, tỷ lệ đầu tư hạ tầng, xử lý nước thải tập trung cũng như giám sát môi trường cụm công nghiệp đang đặt ra.

Về làng nghề, hiện nay có trên 5.000 làng nghề, trong đó đã phân loại ra khoảng 160 làng nghề, trong đó 90 làng nghề là loại ô nhiễm nghiêm trọng, 60 làng nghề ở mức độ cần phải kiểm soát, còn lại các làng nghề truyền thống thì cũng có các phương án để xử lý.

PLXH đưa tin, Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, mô hình hiện nay công nghệ không phải khó, thực tế TP Hà Nội đã có 2-3 mô hình xử lý trên từng đoạn sông và các làng nghề, tập trung vào nước thải sinh hoạt. Với mô hình này nếu chúng ta tính toán chi phí từ Nhà nước, trong đó có sự tham gia của các đối tượng là từ người dân, từ làng nghề, những người sản xuất thì chúng ta hoàn toàn tính toán thu hút xã hội hóa để xử lý.

“Có mấy vướng mắc, hiện nay có nhiều DN muốn vào nhưng thực tế việc lựa chọn đối tác công tư các quy trình, thủ tục đấu giá không khác với nguồn vốn Nhà nước nên cũng cản trở, làm chậm đi việc thu hút nguồn lực xã hội hóa. Hai là phải làm rõ trách nhiệm của Nhà nước trong đầu tư hạ tầng. Ba là phải xác định được DN có công nghệ và năng lực để xử lý. Bốn là cần xem xét lại cơ chế để tính chi phí xử lý, trong đó có Nhà nước, người dân và có lợi nhuận cho DN thì khi đó sẽ làm được”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Minh An (T/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam có 90 làng nghề truyền thống đang chịu ô nhiễm nghiêm trọng