Việt Nam vào top 20 nước thải rác nhiều nhất

Hà Thu (T/h)|29/11/2018 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Vừa qua, tại hội thảo Diễn đàn Chính sách Vai trò của phụ nữ và các bên phi chính thức trong quản lý rác thải nhựa và nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên, ông Hoàng Dương Tùng – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, nghiên cứu của trường Đại học Georgia năm 2015, Việt Nam nằm trong tốp 5 thế giới thải chất thải nhựa ra đại dương với 1,8 triệu tấn chất thải nhựa hàng năm.

– Hiện Việt Nam có khoảng 26 khu xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn, tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/ngày. Sản phẩm sau xử lý chủ yếu là mùn hữu cơ, nguyên liệu để sản xuất gạch block. Có 660 bãi chôn lấp quy mô trên 1ha, mỗi ngày tiếp nhận 52.538 tấn rác thải trong đó có 30% bãi hợp vệ sinh, còn lại không hợp vệ sinh.

>>>Chủ tịch Đà Nẵng: “Ra đường mà rác thải tràn lan là trách nhiệm của chính quyền”

>>> Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh: Dự án Green Star Sky Garden triển khai gây ô nhiễm môi trường, làm nứt nhà dân

Ông Tùng cũng thông tin, hàng năm TP HCM có khoảng 250.000 tấn rác thải nhựa, trong đó 48.000 tấn chôn xuống đất và có khoảng 200.000 tấn tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Đặc biệt, mỗi ngày tại Hà Nội và TP HCM thải ra môi trường 80 tấn rác thải nhựa.

Những loại rác thải nhựa có giá trị cao đều đã được thu gom triệt để, đối với những loại rác thải nhựa không có giá trị như túi nilon, hộp xốp các loại… được thải ra môi trường.

Đối với các loại rác thải nhựa có giá trị sẽ được đưa về các làng nghề và sản xuất thành hạt nhựa tái chế để xuất sang Trung Quốc hoặc bán cho các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tái chế thành túi nilon cho các chợ truyền thống, cốc nhựa, hộp xốp. Còn đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất nguyên liệu chủ yếu là phế liệu nhựa nhập khẩu.

Còn theo bà Nguyễn Ngọc Lý, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, tại khu vực đô thị, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 38.000 tấn/ngày, trong đó, tỉ lệ thu gom đạt khoảng 85%. Tại khu vực nông thôn, tổng lượng chất thải răn sinh hoạt phát sinh là 31.500 tấn/ngày, tỉ lệ thu gom trung bình 40%-55%.

Hiện Việt Nam có khoảng 26 khu xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn, tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/ngày. Sản phẩm sau xử lý chủ yếu là mùn hữu cơ, nguyên liệu để sản xuất gạch block. Có 660 bãi chôn lấp quy mô trên 1ha, mỗi ngày tiếp nhận 52.538 tấn rác thải trong đó có 30% bãi hợp vệ sinh, còn lại không hợp vệ sinh

Đặc biệt, hầu hết bãi chôn lấp không có máy đầm nén, hệ thống thu gom khí, xử lý nước rác, hệ thống quan trắc môi trường và hạn chế về mặt quản lý, chủ yếu do thiếu kinh phí.

Nhiều bãi rác ở tỉnh, thành phố không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm mùi, nước ngầm nghiêm trọng. Tại nông thôn đang có hiện tượng đầu làng một bãi rác, cuối làng một bãi rác, các bãi rác hở, nhỏ, không hợp vệ sinh. “Xung đột vì bãi rác ngày càng tăng, người dân không chấp nhận ở địa phương mình có bãi rác mang rác từ các địa phương khác về làng mình, xã mình, huyện mình để chôn, gây hôi thối”, ông Tùng cho biết.

Trong khi đó, các địa phương vẫn còn lúng túng trong xử lý rác, như: Nơi chôn lấp, công nghệ, kinh phí, tổ chức thu gom… Đặc biệt, nhiều lò đốt công suất nhỏ, gây ô nhiễm khí thải như dioxin, furan.

Hà Thu (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam vào top 20 nước thải rác nhiều nhất