TP. Hồ Chí Minh: Ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng

Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 07:30, 15/10/2018

Thông tin từ Ths Nguyễn Cảnh Lộc, Phó Giám đốc Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) cho hay: “Với 13 triệu người sinh sống, tập trung nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, TP.HCM đang phải đối mặt với những vấn đề về ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Kết quả quan trắc năm 2017 tại 12 điểm tại thành phố cho thấy, ô nhiễm khống khí do tổng bụi lơ lửng lên tới hơn 68% và ô nhiễm tiếng ồn gần 100% cả 2 yếu tố trên đều vượt xa quy chuẩn Việt Nam.

MOITRUONG.NET.VNÔ nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh thật sự đáng báo động.

>>>Phú Quốc: Hàng chục tấn lục bình chết trôi dạt ra bờ biển

>>> Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng

Mặt trái của đô thị hóa đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người

Nguồn ô nhiễm bụi và tiếng ồn của thành phố chủ yếu từ 3 loại chính gồm: ô nhiễm do hoạt động giao thông; ô nhiễm do hoạt động công nghiệp; ô nhiễm phát sinh từ cuộc sống đô thị với các hoạt động xây dựng và dịch vụ của thành phố. Ngoài những vấn đề nội tại, TP.HCM là địa phương nằm giữa khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nên đang chịu sự tác động từ hoạt động công nghiệp và quá trình đô thị hóa từ các tỉnh thành như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Ria – Vũng Tàu, Long An.

Theo nhiều nghiên cứu, người dân sống trong khu vực có tiếng ồn quá lớn thường hay mất ngủ, dễ bị căng thẳng, mệt mỏi gây ra bệnh tật. Nghiêm trọng hơn, nếu sống ở khu vực có tiếng ồn trong thời gian quá lâu có thể dẫn đến suy tim, ảnh hưởng tính mạng. Người đang điều trị bệnh mà sống nơi ồn ào, ô nhiễm thì quá trình hồi phục sẽ chậm hơn, thậm chí không bình phục. Tiếng ồn là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe lớn thứ hai sau bụi. Tiếng ồn tác động lên con người ở ba khía cạnh: che lấp âm thanh cần nghe làm suy giảm phản xạ tự nhiên của con người với âm thanh; gây bệnh đối với thính giác và hệ thần kinh, gián tiếp gây bệnh tim mạch; tiếp xúc với tiếng ồn cao lâu ngày dẫn tới bệnh đãng trí và bệnh điếc không thể phục hồi. Nếu sống trong môi trường có tiếng ồn quá lớn thì không chỉ bị bệnh tâm thần mà còn gây tổn thương phần tai trong, dây thần kinh thính giác bị teo lại… Tiếng ồn có thể khiến trẻ em mất tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả học từ ngữ của trẻ ngay từ những năm đầu đời. Tất cả những tác động này dẫn đến nhiều biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý, ảnh hưởng hiệu quả lao động, nhất là đối với những cư dân đô thị.

Những cách giảm tiếng ồn:

1. Dùng gam màu lạnh

Các nhà khoa học cho biết, những gam màu lạnh sẽ giúp con người có cảm giác yên tĩnh và mát mẻ hơn. Trang trí phòng với các màu lạnh sẽ giúp bạn tập trung cao độ, còn các màu nóng sẽ có cảm giác ngột ngạt. Nếu muốn không gian nhà ở có cảm giác yên tĩnh thì bạn nên sử dụng phương pháp phối hợp màu sắc với những màu như xanh nước biển, xanh rêu, xám trắng… Vận dụng màu sắc cũng là một cách để bạn có thể có thể tạo ra không gian yên tĩnh cho tổ ấm của mình.

2. Cửa kính cách âm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cửa kính có bổ sung thêm tính năng cách âm. Cửa cách âm sẽ bao gồm 2 tầng cửa để ngăn cách âm thanh giữa ngoài đường và trong nhà, giữa phòng này và phòng kia. Ngay cả cánh cửa chớp phía trên cửa sổ cũng có thể giúp chống lại tiếng ồn và giúp căn nhà bạn được yên tĩnh.

Nếu như bạn sinh sống ngay đường quốc lộ có nhiều phương tiện giao thông, nhà sát đường ray tàu chạy hay nằm trong khu công nghiệp thì khi xây nhà, bạn có thể lựa chọn làm trần nhà cách âm (ascoutic).

3. Sử dụng đồ vải

Phần lớn trong mỗi gia đình đều có ít nhất vài đồ vật được làm từ vải, và chúng cũng có tác dụng giảm bớt âm thanh. Khoa học đã chứng minh rằng, các đồ vật làm bằng vải treo tường rủ xuống hoặc phủ lên trên đều có thể hấp thụ âm thanh được. Đặc biệt, rèm cửa có kích thước to, rộng sẽ giúp nâng cao khả năng cách âm, giảm thiểu tối đa việc khuếch đại âm thanh từ sàn nhà lên bàn ghế và các vật dụng khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm thảm để vừa tạo cảm giác ấm cúng vừa giúp căn nhà không bị vang vọng quá nhiều tiếng ồn.

4. Tường không nên quá nhẵn

Các kiến trúc sư cho biết, tường nhà quá nhẵn bóng sẽ khiến cho các âm thanh dễ bị vọng lại, gây tiếng vang, dẫn đến âm lượng tiếng ồn gia tăng trong nhà. Do vậy, bạn có thể sử dụng giấy dán tường để làm tăng hiệu quả hấp thụ âm thanh. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, bạn hãy dùng đá có hoa văn, tạo bề mặt thô ráp cho tường hoặc treo một bức tranh vừa đủ để trang trí phòng lại vừa giảm được tiếng ồn khó chịu.

5. Trồng thêm nhiều cây xanh

Cây xanh cũng có thể ngăn tiếng ồn xâm nhập vào nhà một cách rất hiệu quả. Do vậy, nếu có điều kiện và đất trống thì bạn nên trồng nhiều cây xanh quanh nhà. Ở khu vực ban công và hành lang, bạn có thể tạo những tiểu cảnh nhỏ với những đám cỏ xanh mát, vừa giúp môi trường sống thân thiện hơn lại vừa hấp thụ được lượng lớn âm thanh trước khi “truyền” vào nhà.

Thu Hà (T/h)

Thu Hà (T/h)