Những con sông hạn mặn, ô nhiễm vì rác
Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 04:00, 02/11/2018
Những ngày này người dân gần sống Phổ Lợi, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên – Huế) đang sống chung với rác, với sự ô nhiễm chết mòn của dòng sông này. Không riêng gì Huế, trên khắp cả nước nhiều con sông đang chịu chung cảnh.
>>>Cà Mau – Bạc Liêu: Triều cường vẫn không ngừng dâng
>>>Miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của 4-6 đợt không khí lạnh
Sông Phổ Lợi có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và tạo cảnh quan khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên – Huế) nhưng nhiều năm nay dòng sông bị rác thải bủa vây. Trong khi ô nhiễm chưa được xử lý dứt điểm thì mỗi ngày con sông này vẫn phải hứng chịu lượng lớn rác các loại từ những người thiếu ý thức.
Sông Phổ Lợi bắt đầu từ sông Hương, qua xã Phú Thượng rồi đổ về biển Thuận An. Đây là một trong những con sông đào lớn của tỉnh Thừa Thiên-Huế giúp cung cấp nước cho hàng chục hecta hoa màu của huyện Phú Vang và tạo cảnh quan môi trường vùng nông thôn.
Hiện nước sông Phổ Lợi đen ngòm, sủi bọt; hàng trăm thứ rác thải như vỏ chai nhựa, túi ni lông, xác động vật,… nổi lềnh bềnh dày đặc trên mặt nước. Chỉ vài phút đi dọc bờ sông cũng đủ rùng mình bởi mùi hôi thối xộc lên nồng nặc.
Thời điểm Miền Tây bị hạn, mặn do thiếu nước thượng nguồn, thiếu dự trữ sinh quyển, Tây Nguyên bị khô khốc do mạch nước ngầm ngày càng teo tóp, không đủ nước cung cấp, rừng bị phá sạch dẫn đến tình trạng khô vỏ trái đất, miền bắc bị cạn nguồn sông Hồng, sông Kỳ Cùng, sông Đà, sông Thao, sông Mã và miền Trung cũng không thoát khỏi kiếp nạn này với sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Hương, sông Gianh đang trong tình trạng mực nước xuống thấp nhất, nước biển tràn vào các cửa sông. Nhưng đáng sợ hơn cả là những con sông đang chết dần chết mòn bởi bàn tay con người, bởi bèo lục bình và rác rến.
Trong lúc người nông dân cuống cuồng với mùa vụ thì chỉ cần một năm bù lỗ cho bauxite Tây Nguyên cũng đủ bay đứt hai năm xuất khẩu gạo. Đó là chưa nói đến bù lỗ cho ngành điện lực, ngành dầu khí, ngành y tế, giáo dục… Và càng bù lỗ bao nhiêu thì thủy điện càng mọc ra nhiều bấy nhiêu, mà thủy điện là tác nhân đầu tiên để giết chết các con sông ở Việt Nam.
Minh An (t/h)