Phát hiện ô nhiễm nhựa ở điểm sâu nhất của đại dương
Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 02:30, 26/12/2018
– Mới đây, một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Geochemical Perspectives Letters cho thấy, rác thải nhựa với quy mô lớn đã xâm nhập đến cả địa điểm sâu nhất của đại dương, rãnh Mariana.
>>>Hưởng thụ kỳ nghỉ đón năm mới tại khách sạn 5 sao Premier Residences Phu Quoc Emerald Bay chỉ từ 1,8 triệu đồng/đêm
>>> Thừa Thiên – Huế: Ban hành Quy chế thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
Ảnh minh họa.
Đây là địa điểm gồm các rãnh hình lưỡi liềm kéo dài khoảng 11 km (6,83 dặm) bên dưới bề mặt phía đông của Trung Quốc và Philippines, nơi ánh sáng không thể xuyên qua, nhiệt độ trung bình từ 1 đến 4 độ C (34-39 độ F) và áp suất 16.000 psi – khoảng 1100 lần lượng áp lực ở bề mặt.
Độ sâu của nó kéo dài qua “vùng hadal” (có độ sâu từ 6000 đến 11.000 km) – Cụm từ “hadal” có liên quan đến Hades, vị thần địa ngục của Hy Lạp, là anh em của thần bầu trời Zeus và thần biển Poseidon. Thuật ngữ này có nghĩa là “nơi ở của người chết” hay “vùng đất của địa ngục”. Môi trường ở đây rất khắc nghiệt nhưng vẫn có nhiều sự sống tồn tại. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy đây có thể là nơi tích tụ nhiều mảnh vụn trên Trái đất, bao gồm cả rác thải nhựa.
Càng nhìn sâu bên dưới bề mặt, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy càng nhiều các hạt nhựa nhỏ, lên tới tối đa 13,51 mảnh nhỏ/lít. Con số này cao hơn khoảng bốn lần so với dữ liệu được báo cáo trước đây về nhựa trong nước dưới đáy biển ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Hơn nữa, các loại nhựa nhỏ không tập trung trong nước, nhưng được phát hiện rộng rãi trong các trầm tích ở độ sâu từ 7 đến 10 km.
Đối với nguồn gốc của nhựa, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng các khu vực công nghiệp hóa ở Tây Bắc Thái Bình Dương và “Đảo rác Thái Bình Dương” (Great Pacific Garbage Patch) là những nguồn đóng góp chủ yếu. Nhựa không bị phân hủy trong đại dương nên thực sự chỉ có hai lựa chọn cho chúng: trôi dạt trở lại vào bờ hoặc chìm xuống đáy đại dương. Và đáng buồn thay, những vực sâu lại trở thành đáy của một chiếc bồn rửa khổng lồ, nơi tích tụ mọi thứ trên đời, trong đó có các hạt nhựa.
Các hạt nhựa không chỉ là vấn đề đối với với cuộc sống đại dương, nơi chúng có thể gây ra sự tắc nghẽn và mất cân bằng sinh thái, mà chúng còn có thể ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn. Người ta ước tính có tới 13 triệu tấn chất thải nhựa rơi vào đại dương trong một năm, và có thể bạn đang ăn thực phẩm có chứa các hạt nhựa mà không hề hay biết. Các sinh vật dưới đáy đại dương có thể là những con quái vật đáng sợ (về mặt hình dạng) nhưng chúng không gây ra bất kỳ đe dọa nào cho chúng ta. Nhưng ngược lại hạt nhựa do con người thải ra môi trường có thể mang đến thảm họa cho chính chúng ta.
Trúc Lâm (t/h)