Xử lý ô nhiễm làng nghề: Còn nhiều vướng mắc

Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 00:33, 26/12/2018

Làng nghề của Hà Nội được phân loại theo 6 nhóm ngành nghề sản xuất chính: Thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, thủy tinh mỹ nghệ, chạm khắc, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ); chạm mạ vàng, bạc, thêu, ren; chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu xây dựng và khai thác đá, tái chế phế liệu; nghề khác (sản xuất nông cụ như cày bừa, đóng thuyền, làm quạt giấy…).

– Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Dù có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn thành phố nhưng nhiều làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, kéo dài, trong khi việc xử lý rác thải ở khu vực này vẫn nan giải.

>>> Tràn dầu Thanh Hóa: Mất cả năm mới xử lý xong ô nhiễm

>>> Hưng Yên: Bắt quả tang cơ sở giặt mài xả thải gây ô nhiễm môi trường ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải

Ảnh minh họa

Nhiều ngành nghề đang phát triển mạnh như gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, sơn mài, mây tre, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, chế biến nông sản, cơ khí. Thời gian qua, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục trở lại và nhiều làng nghề mới ra đời, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết lao động dư thừa tại các địa phương thu hút một số lượng lớn lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Lê Tuấn Định, đa số các làng nghề chỉ tập trung vào việc sản xuất kinh doanh, với đặc trưng là sản xuất quy mô nhỏ lẻ, với công nghệ lạc hậu và thiết bị đơn giản, thủ công, hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường như xử lý, giảm thiểu chất thải (lỏng, rắn và khí) từ các quá trình sản xuất rất ít được quan tâm; ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong các hộ gia đình còn rất hạn chế.

Các yếu tố trên dẫn tới hệ quả là môi trường làng nghề (bao gồm cả môi trường đất, môi trường nước và không khí) đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người dân và sự phát triển bền vững của làng nghề.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 2269/UBND-ĐT về việc “Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn TP Hà Nội”.

Trong đó, thành phố giao các quận, huyện, thị xã tuyên truyền đến cộng đồng dân cư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường; phân loại, tăng cường tái sử dụng chất thải rắn để giảm thiểu phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thành phố…

Hà Linh (T/h)

Hà Linh (T/h)