Malaysia – bãi nhựa phế thải của thế giới
Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 09:33, 22/02/2019
– Malaysia đã trở thành một trong những nhà nhập khẩu nhựa lớn nhất thế giới, tiếp nhận những rác thải mà thế giới không mong muốn.
>>> Đến Fansipan ngắm cả rừng hoa đào đang “bung lụa”
>>> Tuyên Quang: Giông lốc giật mạnh khiến hơn 300 ngôi nhà bị hư hỏng nặng
Ảnh minh họa.
Năm 2017 Trung Quốc quyết định cấm nhập khẩu chất thải nhựa từ nước ngoài. Chỉ riêng trong năm đó, Bắc Kinh đã đẩy đi 7 triệu tấn phế liệu nhựa và nhiều nhà vận động về môi trường coi đó là một chiến thắng khi Trung Quốc thắt chặt quy định. Không nơi nào để đi, phần lớn rác thải nhựa – chủ yếu đến từ Anh, Mỹ và Nhật Bản – chỉ còn một nơi khác để đến, và đó là Malaysia.
Việc nằm sát Port Klang – cảng lớn nhất của Malaysia và là điểm nhập cảnh của hầu hết các mặt hàng nhựa nhập khẩu của nước này – đã biến thị trấn Jenjarom thành địa điểm dừng chân lý tưởng của nhựa.
Chỉ từ tháng 1 đến 7/2018, khoảng 754.000 tấn chất thải nhựa đã được nhập khẩu vào Malaysia. Các nhà máy tái chế nhựa bất hợp pháp bắt đầu hoạt động, hy vọng kiếm được lợi nhuận nhanh chóng từ ngành tái chế nhựa đang phát triển, trị giá hơn 3 tỷ Ringit Malaysia (734 triệu USD).
Theo Hội đồng Nhà nước, có 33 nhà máy bất hợp pháp ở Kuala Langat – nơi Jenjarom tọa lạc của nhựa. Một số mọc lên gần các đồn điền dầu cọ, một số khác ở gần thị trấn. Nhưng phải mất vài tháng trước khi cư dân biết đến sự tồn tại của chúng, và chỉ sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.
Chất thải nhựa thường được tái chế thành dạng viên, sau đó có thể được sử dụng để sản xuất các loại nhựa khác. Không phải tất cả nhựa đều có thể được tái chế, vì vậy các nhà máy tái chế hợp pháp thường gửi nhựa không thể tái chế đến các trung tâm xử lý chất thải – một việc làm gây tốn kém rất nhiều. Nhưng nhiều nhà máy bất hợp pháp đã chọn cách xử lý không gây tốn kém, đó là chôn vùi hoặc đốt cháy.
Chính phủ Malaysia hiện đã đóng cửa 33 nhà máy bất hợp pháp tại Jenjarom và hầu như khói đã biến mất. Nhưng 17.000 tấn rác do các nhà máy này để lại vẫn còn đó. Hầu hết số chất thải này đã được chính quyền thu hồi, nhưng 4.000 tấn nhựa thải vẫn nằm ngay trên đường, đập vào mắt bất kỳ ai đi ngang qua. Một khu vực chưa sử dụng giờ đã biến thành bãi rác tạm thời. Lượng rác thải nhựa này đến từ nước ngoài, phần lớn từ Nhật Bản và Anh với những thương hiệu như Asda, Co-op và Fairy có thể được nhìn thấy xung quanh. “Chúng tôi đang cố gắng xác định ai là chủ sở hữu của mảnh đất, chúng tôi vẫn đang điều tra”, Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Chính quyền địa phương, ông Zuraida Kamaruddin nói.
Bích Thuần (t/h)