Châu Âu: Nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi thuốc trừ sâu

Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 10:36, 09/04/2019

– Thuốc trừ sâu gây nên nhiều vấn đề về môi trường hơn so với những ước tính trước đó. Do có sự lỏng lẻo trong khâu kiểm soát và quản lý của chính quyền địa phương, rất nhiều nguồn nước ở châu Âu đã bị nhiễm bẩn bởi thuốc trừ sâu.

>>> Phú Yên: Nhiều diện tích sắn chết hàng loạt vì nắng nóng

>>> Kiên Giang: Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện môi trường

Nhiều nguồn nước ở châu Âu hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi thuốc trừ sâu. Ảnh: Cellcode

Theo như báo cáo, tất cả các mẫu nước lấy từ 29 kênh rạch trên đều có hàm lượng hóa chất cực kì cao. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp được danh sách hơn 100 loại thuốc trừ sâu, 21 loại thuốc thú y và 50 loại thuốc kháng khuẩn. Trong số đó, có 24 loại hóa chất chưa qua kiểm định và không được cấp giấy phép sử dụng bởi Ủy ban châu Âu.

Nghiên cứu về ô nhiễm thuốc trừ sâu dựa trên 750.000 các mẫu phân tích nước ở lưu vực sông Elbe (thuộc nước Đức và Cộng hòa Séc), sông Đa-nuýp (chảy qua 10 nước ở Châu Âu), sông Schelde (Bỉ) và sông Llobregat (Tây Ban Nha). Ô nhiễm do các hóa chất hữu cơ từ phân bón hiện đang là một vấn đề lớn tại Châu Âu.

Hầu hết các hóa chất này lại chưa nằm trong danh mục cần được giám sát thường xuyên của châu lục này. Các nhà khoa học khuyến cáo danh mục của các hóa chất này vốn do Cơ quan Quản lý nguồn nước của EU đề ra cần được sửa đổi càng sớm càng tốt.

Hiện tại danh mục của Cơ quan này chỉ là 33 loại hóa chất cần ưu tiên kiểm soát trong khi trên thị trường có hơn 14 triệu hóa chất và hơn 100.000 trong số này được sản xuất trên quy mô công nghiệp.

Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích dữ liệu của một dự án nghiên cứu trước đó với 5 triệu bản ghi về các hóa chất. Một trong những chất phổ biến nhất là diethylhexyl phthalate (DEHP), một hóa chất làm suy giảm khả năng sinh sản và sẽ bị cấm tại Châu Âu từ năm 2015. Tiếp theo là chất bisphenol A (BPA), cũng gây tác hại như trên.

Các nhà khoa học đã xác định tổng số có 73 chất cần nằm trong danh mục các chất thuộc diện phải giám sát thường xuyên. Khoảng 2/3 trong số này là thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu gây tác hại lớn nhất là diazinon, loại thuốc trừ sâu đã bị cấm tại Đức và Áo. Hai loại thuốc trừ sâu gây tác hại lớn khác là azoxystrobin và terbuthylazine vẫn được cho phép sử dụng tại Trung Âu và chưa nằm trong danh mục cần kiểm soát thường xuyên.

Tiến sĩ Jorge Casado, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết 13 trong số 29 nguồn nước được kiểm tra có hàm lượng thuốc trừ sâu vượt gấp đôi so với ngưỡng cho phép theo quy định của Ủy ban châu Âu. Đồng thời, bà còn tiết lộ rằng, nhóm nghiên cứu đã rất sốc khi tìm thấy 70 loại thuốc trừ sâu cực độc, có thể gây chết người trong mẫu nước được lấy từ một kênh đào ở Bỉ.

Tiến sĩ Jorge cho hay: “Thật sự chúng tôi vẫn chưa thể đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của các nhóm chất độc hại này đối với môi trường và con người. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đây thực sự là một vấn đề cực kì đáng quan ngại. Các cơ quan giám sát môi trường châu Âu thực sự cần phải nỗ lực hơn trong công tác kiểm soát các loại chất hóa học”.

Sau khi bản báo cáo được công bố, rất nhiều công ty quản lý nước, các cơ quan bảo vệ môi trường và thậm chí là những hộ nông dân ở châu Âu đã phải hứng chịu làn sóng chỉ trích từ dư luận.

Thúy An (t/h)

Thúy An (t/h)