Báo động: Khí thải CO2 toàn cầu phá vỡ kỷ lục trong 800.000 năm qua
Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 09:34, 16/05/2019
Có thể thấy, chỉ số CO2 trên toàn cầu đã tăng vọt đến mức phá vỡ kỷ lục chưa từng thấy trong hàng trăm nghìn năm qua.
Trong khí quyển của Trái Đất hơn 800.000 năm trước đã xuất hiện từ trước khi loài người tiến hóa. Tuy nhiên, đến hiện tại chỉ số khí thải CO2 đã ở mức đáng báo động chưa từng thấy.
Mức độ của khí nhà kính lên tới 415 phần triệu (ppm), được đo bằng Đài quan sát Mauna Loa của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia ở Hawaii. Các nhà khoa học tại đài thiên văn đã đo nồng độ carbon dioxide trong khí quyển từ năm 1958. Kết hợp với các loại phân tích khác, chẳng hạn như các bong bóng khí cổ xưa bị mắc kẹt trong lõi băng, họ có dữ liệu về mức độ CO2 vượt ngưỡng như thông báo.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng Trái Đất cần giữ mật độ CO2 dưới mức 350 đơn vị mới có thể hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu
Trong thời kỳ băng hà, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển là khoảng 200 phần triệu sau đó tăng lên khoảng 280 phần triệu.
Nhưng do con người đang sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, gây ra sự giải phóng carbon dioxide và các khí nhà kính khác. Cho đến nay, nhiệt độ toàn cầu đã tăng khoảng 1,8 độ F (1 độ C) kể từ thế kỷ XIX hoặc thời kỳ tiền công nghiệp.
Mỗi năm, Trái Đất có lượng carbon dioxide nhiều hơn trong không khí khoảng 3 phần triệu, Michael Mann, một giáo sư nổi tiếng về khí tượng học tại Đại học bang Pennsylvania nói.
Sự nóng lên tiếp theo đã gây ra những thay đổi cho hành tinh như việc các dòng sông băng bị thu hẹp, tẩy trắng các rạn san hô, tăng cường sóng nhiệt và bão, trong số các tác động khác.
Sự gia tăng CO2 sẽ còn lớn hơn nếu không có rừng, đất và biển hiện đang hấp thụ được khoảng một nửa lượng khí thải sinh ra từ hoạt động của con người. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ CO2 của tự nhiên cũng thay đổi theo từng mùa.
Vào mùa Hè, nồng độ CO2 trong khí quyển giảm xuống khi cây và thực vật hấp thụ nhiều carbon hơn cho quá trình phát triển. Trong khi mùa Đông, cây rụng lá và sử dụng ít CO2 khiến nồng độ khí thải tăng lên.
Theo các nhà nghiên cứu, nếu nhân loại tiếp tục khai thác nhiên liệu hóa thạch trên khắp hành tinh đến năm 2250, chúng ta có thể sẽ đối mặt với lượng CO2 lớn chưa từng có kể từ kỷ Trias cách ngày nay 200 triệu năm. Và đến năm 2.400, mức độ CO2 có thể vượt quá mọi giới hạn từng được ghi nhận trong hồ sơ địa chất.
Vi Anh (T/h)