Ô nhiễm môi trường không khí: nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 10:00, 03/06/2019

Moitruong.net.vn – Ô nhiễm môi trường không khí đang đang trở thành vấn đề nghiêm trọng và khó khắc phục hiện nay, là vấn đề nan giải, cần được quan tâm và tìm cách giải quyết.

Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng.

Có 2 dạng ô nhiễm không khí

Các dạng ô nhiễm không khí

Có 2 dạng ô nhiễm không khí là trong nhà và ngoài trời

Ô nhiễm không khí trong nhà (hộ gia đình): do hệ thống bếp nấu, sưởi ấm và ánh sáng. Hơn 3 tỷ người sử dụng phương tiện thô sơ (đốt lửa, bếp lò, bếp củi…).

Ô nhiễm không khí ngoài trời (xung quanh): phát thải do các hoạt động sản xuất điện, giao thông, lò đốt công nghiệp, lò nung gạch, cháy rừng, nông nghiệp, các cơn bão bụi và bão cát. Tuy nhiên, có đến 90/193 quốc gia không có các tiêu chuẩn phát thải cho các phương tiện giao thông. Có 80% các quốc gia trên thế giới sử dụng phương pháp đối với rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp.

Ô nhiễm không khí – kẻ giết người không lộ

Mỗi năm trên thế giới có 6,5 triệu người chết sớm do chất lượng không khí kém. Trong đó, 4,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà bởi hệ thống bếp nấu. Thực trạng này thường xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. 2 triệu người chết bởi mắc các bệnh về hô hấp do ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, có 800 trẻ em dưới 5 tuổi.

3,7 triệu người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời

Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí đó là yếu tố tự nhiên và tác động của con người. Cụ thể như sau:

Ô nhiễm không khí tự nhiên

Ô nhiễm từ gió: Gió cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí. Bụi bẩn, các chất khí có thể được gió đẩy đi xa hàng trăm km khiến sự ô nhiễm lây lan ra theo diện rộng một cách nhanh chóng

Bão: Sinh ra NOx là nguyên nhân chính khiến bão trở thành một nguyên nhân trong quá trình gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bão cát mang theo bụi mịn (PM10, PM2.5) khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.

Cháy rừng: Cháy rừng sẽ khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều vì quy mô đám cháy lớn và thời gian dập tắt lâu.

Núi lửa: Khi có sự phun trào núi lửa thì một lượng khí

Ô nhiễm không khí do con người

Bên cạnh yếu tố tự nhiên, con người là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí. Những hoạt động của con người như sinh hoạt, sản xuất, xây dựng và giao thông… đã và ngày càng gây ảnh hưởng đến môi trường không khí, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng và bức thiết hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí dưới sự tác động của con người:

Khói, bụi từ các nhà máy: Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không những không khí mà còn cả nguồn nước, thức ăn. Trong khói bụi từ các nhà máy có một lượng lớn các khí CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi) với nồng độ cực cao. Nếu trong quá trình xử lý khí thải không tốt sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit gây ra rất nhiều thiệt hại cho con người cũng như mùa màng

Giao thông: Lượng khói, bụi từ xe hơi, xe máy, các phương tiện nói chung sử dụng nhiên liệu khí đốt để hoạt động… cũng rất lớn bởi số người tham gia giao thông hàng ngày là cực cao. Đối với những đất nước chưa phát triển hoặc đang phát triển thì các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí hơn khi sử dụng các phương tiện lỗi thời cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công còn chưa phát triển.

Bên cạnh đó, chiến tranh hay các cuộc tập trận quân sự: vũ khí hạt nhân, khí độc, chiến tranh hóa học và tên lửa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí này.

Nhằm hạn chế những hậu quả của ô nhiễm không khí, cần thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường tích cực

Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí

Để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, cần có những giải pháp thiết thực và cụ thể.

Biện pháp kỹ thuật

Thay thế những loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn

Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.

Biện pháp quy hoạch

Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi

Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.

Ngoài ra còn các biện pháp:

Sử dụng hệ thống bếp nấu và hệ thống sưởi sạch tại các vùng nông thôn

Dùng nhiên liệu sạch

Sử dụng dầu sạch và động cơ cải tiến, thân thiện với môi trường cho các phương tiện giao thông vận tải

Áp dụng các tiêu chuẩn chặt chẽ đối với khí phát thải các phương tiện giao thông

Chuyển đổi từ sử dụng đèn dầu sang các công nghệ chiếu sáng sạch như đèn năng lượng mặt trời

Không đốt rác

Ưu tiên các cách di chuyển đi bộ, đạp xe, các phương tiện giao thông công cộng thay cho các phương tiện giao thông cá nhân

Sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường đối với các ngành công nghiệp, máy móc

Xây dựng, thi hành, tuân thủ các tiêu chuẩn và chất lượng không khí

Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo

Chấm dứt phát thải các chất gây ô nhiễm không khí như crom, metan nhằm làm giảm số người chết và làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu.

Hoài Thu (T/h)

Hoài Thu (T/h)