Hà Nội chưa hoàn thành mục tiêu “Thành phố không đốt rơm rạ”
Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 02:30, 06/07/2020
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng đốt rơm rạ, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân. Tuy vậy, tình trạng này vẫn liên tục tái diễn sau mỗi mùa gặt do người dân còn tùy tiện, chưa có ý thức, đặc biệt là do chưa có chế tài xử phạt nặng.
Như vậy, mục tiêu đặt ra của Hà Nội là đến năm 2020 trở thành “Thành phố không đốt rơm rạ” chưa thành hiện thực khi khói rơm rạ vẫn “bủa vây” đường làng lẫn quốc lộ.
Theo báo cáo của các quận, huyện và thị xã, mỗi năm tại thành phố Hà Nội phát sinh một triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp.
Mục tiêu đặt ra của Hà Nội là đến năm 2020 trở thành “Thành phố không đốt rơm rạ” chưa thành hiện thực khi khói rơm rạ vẫn “bủa vây” đường làng lẫn quốc lộ
Trong đó, lượng rơm rạ phát sinh là 642 nghìn tấn (chiếm 59%), số lượng đốt bỏ khoảng 296 nghìn tấn (chiếm 36%).
Theo báo cáo của các quận, huyện và thị xã, mỗi năm tại TP. Hà Nội phát sinh một triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, lượng rơm rạ phát sinh là 642.000 tấn (chiếm 59%), số lượng đốt bỏ khoảng 296.000 tấn (chiếm 36%).
Tình trạng này phổ biến tại các huyện Phúc Thọ, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn…, khi người dân thu hoạch lúa xong thì đốt rơm tại chỗ để làm mùn bón ruộng.
Việc làm này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Với hơn 1 triệu tấn rơm rạ phát sinh mỗi năm, việc thiếu và yếu các chế tài xử lý các trường hợp đốt rơm rạ cũng đang làm khó cho nhiều huyện ngoại thành Hà Nội.
Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã có tờ trình số 4836/TTr-STNMT-CCBVMT về việc ban hành chỉ thị cấm đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải rắn sinh hoạt…, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm chấm dứt hoàn toàn các hoạt động đốt chất thải rắn sinh hoạt, rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng theo lộ trình.
Cụ thể, từ nay đến ngày 31/12/2020, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để người dân không đốt rơm rạ, phụ phẩm cây trồng sau thu hoạch; chuyển sang các giải pháp xử lý khác thân thiện với môi trường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ và phụ phẩm cây trồng.
Từ ngày 1/1/2021, 100% rơm rạ và phụ phẩm cây trồng phát sinh được thu gom, tái sử dụng hoặc xử lý bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật môi trường…
Minh Anh