Ô nhiễm không khí “bao trùm” châu Á
Ô nhiễm môi trường - Ngày đăng : 06:30, 07/05/2021
Ảnh minh họa
Theo báo Nikkei, dù chính phủ các nước đưa ra nhiều nỗ lực nhằm ngăn ô nhiễm không khí, vấn đề này dường như vẫn tồn tại dai dẳng bởi tất cả Chính phủ các nước đều gặp khó trong việc cân bằng tăng trưởng kinh tế với mục tiêu cải thiện môi trường.
Nồng độ PM2.5 – bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 μm trong không khí – đo được tại đây hôm 4/4 là gần 400 microgram/m3 không khí, cao gấp gần 40 lần mức độ an toàn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Sương bụi bao phủ khắp các tỉnh miền bắc Thái Lan. Trong ít nhất 15 năm qua, Chiang Mai, tỉnh lân cận với Chiang Rai, đã chứng kiến nhiều ngày có chỉ số PM2.5 cao nhất thế giới.
Thái Lan không phải nước duy nhất trong khu vực đương đầu với tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ.
Tại Hàn Quốc, Chính phủ đã phải dán thông báo về bụi ở nhiều khu vực tại Hàn Quốc trong đó có thủ đô Seoul sau khi chất lượng không khí rơi xuống mức tồi tệ nhất từ năm 2015 khi giới chức bắt đầu thu thập dữ liệu. Tại một địa điểm ở Seoul, hàm lượng bụi mịn 2.5 đã tăng cao đột biến.
Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng biện pháp khẩn cấp để ứng phó với tình trạng ô nhiễm tồi tệ. Bộ Môi trường Hàn Quốc đã cấp khoảng 320 nghìn xe tải loại cũ không được vào thành phố. Điểm đỗ xe tại nhiều công sở bị đóng cửa, người đến làm việc được khuyến khích đi phương tiện công cộng. Các khu vực xây dựng bị yêu cầu giảm giờ thi công.
Ấn Độ cũng không phải ngoại lệ. Ấn Độ gặp khó với tình trạng ô nhiễm đã nhiều năm, thế nhưng tình hình dường như đang tồi tệ hơn.
Một trong những nguyên nhân khiến châu Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm không khí là mật độ dân số đông. Top 4 quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới có tới 3 đại diện châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tổng dân số của 3 nước này là 3,1 tỉ người, chiếm khoảng 39,2% dân số toàn cầu.
Hà Phương