Nghệ An: Cam chín muộn, nông dân thu tiền tỷ

Kinh tế - Ngày đăng : 09:15, 22/03/2017

Ông Lê Văn Nga – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã Quỳnh Thắng có 15 ha cam và quýt ngọt, với gần 30 hộ tham gia sản xuất. Cây cam đang dần khẳng định được hiệu quả cao về kinh tế cho người nông dân. Một số hộ đã ứng dụng khoa học công nghệ để trồng cam chín muộn cho hiệu quả cao.

(Moitruong.net.vn) Chuyện trồng cam chín muộn khá phổ biến ở Quỳ Hợp, Con Cuông. Nhưng nay, lần đầu tiên ở Quỳnh Lưu nông dân đã có thu nhập tiền tỷ nhờ trồng cam chín muộn.

Ông Nguyễn Văn Toàn, xóm 1, xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu  là ví dụ điển hình. Với 2 ha cam V2 chín muộn, gia đình ông đã thu được gần 1 tỷ đồng. Ông Toàn cho biết: năm 2008, gia đình đã lên Quỳnh Thắng mua đất để trồng trọt, qua nắm bắt thị trường ông nhận thấy đầu ra cho cam rất tốt, ông dần thay thế cao su bằng cam với 1.200 gốc cam muộn V2 được lấy từ huyện Quỳ Hợp.

2262016_tt3

Một số hộ đã ứng dụng khoa học công nghệ để trồng cam chín muộn cho hiệu quả cao

Trong quá trình trồng, vừa làm vừa tìm tòi, học hỏi khoa học kỹ thuật trong chăm sóc nên vườn cam của các gia đình phát triển nhanh. Đến năm thứ 4, cam V2 đã bắt đầu cho quả. Mùa đầu tiên, ông Toàn đã tỉa bớt quả nhằm để dinh dưỡng nuôi cây và đảm bảo cho cam sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao. Nhờ đó mà đến năm thứ hai thu hoạch ông đã bán ra thị trường 15 tấn cam, cho giá trị gần 1 tỷ đồng. Giá bán cam tại vườn hiện 45.000 đồng/ kg. 

Qua tìm hiểu thì giống cam muộn thường khó chăm sóc hơn giống cam sớm, đòi hỏi người trồng phải thường xuyên bám vườn để theo dõi sự phát triển của cây, đặc biệt chú ý đến công tác phòng bệnh thối rễ, thối lá, nhện đỏ, ghẻ. Bón phân phải đúng qui trình kỹ thuật

Nhờ không trùng với mùa vụ thu hoạch rộ nên cam rất dễ bán, giá cả ổn định.  Một số hộ nông dân cũng đã đến học hỏi kinh nghiệm để tiếp tục nhân giống cam muộn V2.

Theo báo Nghệ An

Theo báo Nghệ An