Nước thải và mối liên hệ đến vấn đề xã hội
Tài nguyên nước - Ngày đăng : 09:49, 28/03/2017
(Moitruong.net.vn) Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nềđối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500-3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Hình minh họa
Theo Cục tài nguyên nước, nước thải có những mối quan hệ mật thiết với các vấn đề xã hội như:
Phát sinh nước thải đang gia tăng
Dân số toàn cầu dự kiến sẽ vượt 9 tỷ người vào năm 2050, chủ yếu tại các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị với hạ tầng xử lý nước thải chưa đầy đủ. Chi phí tài chính, môi trường và xã hội được dự báo sẽ tăng đáng kể nếu quản lý nước thải chưa được quan tâm đầy đủ.
Việc đầu tư xử lý nước thải đúng và kịp thời sẽ tạo ra nhiều lợi ích trong tương lai
Các khoản đầu tư xử lý nước thải kịp thời, có mục đích nên được duy trì với nhiều hình thức. Chúng thực sự cần thiết để giảm lượng và mức độ ô nhiễm nước, kiểm soát nước bị ô nhiễm và xử lý nước ô nhiễm bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý thích hợp để xả thải ra môi trường. Nếu nước thải được xử lý và tái sử dụng một cách an toàn, nguồn nước và chất dinh dưỡng sẽ được duy trì và bảo vệ, đồng thời, cung cấp nền tảng cho sự phát triển các công nghệ mới và tiên tiến cũng như các hoạt động quản lý. Nếu các khoản đầu tư như vậy được nhân rộng một cách hợp lý, chúng sẽ tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường vượt xa các khoản đầu tư trong các năm tiếp theo.
Cải thiện vệ sinh môi trường và quản lý nước thải là trọng tâm của việc giảm đói nghèo và cải thiện sức khoẻ con người.
Hơn một nửa số giường bệnh trên thế giới là những người mắc các bệnh liên quan đến nước. Bệnh tiêu chảy góp phần vào 4% các gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu, 90% trong số đó liên quan đến ô nhiễm môi trường, thiếu tiếp cận với nguồn nước và vệ sinh môi trường an toàn. Quản lý nước thải toàn diện và bền vững, kết hợp với vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một sức khoẻ tốt, an ninh lương thực, phát triển kinh tế và việc làm.
Quản lý nước thải thành công và bền vững sẽ cần một quy mô đầu tư hoàn toàn mới, bắt đầu từ bây giờ
Hiện nay, hầu hết các cơ sở hạ tầng về nước thải tại nhiều thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất đang bị thiếu. Các cơ sở hạ tầng đó còn lỗi thời, chưa đáp ứng được các điều kiện địa phương và hoàn toàn không thể bắt kịp với tốc độ dân số đang gia tăng. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, các khoản đầu tư đúng cách sẽ phát sinh và tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nó sẽ đòi hỏi không chỉ đầu tư mà còn là việc quy hoạch và quản lý nước, nước thải tổng hợp, toàn diện ở cấp độ quốc gia và thành phố. Điều này còn liên quan đến quản lý nguồn nước và quá trình xử lý và xả thải cũng như quản lý các hệ sinh thái (bao gồm cả vùng biển ven bờ).
Minh Minh