Hà Nội: Tiếp tục xả nước hồ Tây vào sông Tô Lịch để phòng ngập do bão số 3
Tài nguyên nước - Ngày đăng : 07:30, 01/08/2019
Từ 12h ngày 31/7, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội mở cửa xả để điều hòa, chống ngập cho khu vực hồ Tây. Đây là lần thứ 2 công ty xả nước vào sông Tô Lịch kể từ khi Công ty JVE thí điểm làm sạch sông bằng công nghệ Nhật Bản.
“Giống như các lần trước, lần này mực nước hồ Tây là 5,8 m, vượt 0,2 m so với cao trình cho phép. Do vậy chúng tôi mở cửa xả để chống ngập, đề phòng cơn bão số 3 sắp tới”, đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội thông tin.
Đối với khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản tại đầu nguồn sông Tô Lịch, đơn vị này đã báo trước cho phía Công ty JVE hơn 1 ngày.
Sông Tô Lịch chỉ xanh sạch tạm thời sau khi nhận nước hồ Tây
Một số người dân ở khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chiều tối nay, khi đi tập thể dục ven sông Tô Lịch thì thấy nước hồ Tây lại chảy vào con sông này qua cửa xả ở phố Trích Sài.
“Đây là lần thứ 2 trong khoảng 1 tháng nay tôi thấy nước hồ Tây ồ ạt chảy vào sông Tô Lịch. Việc xả nước liên tục từ hồ Tây sang sông Tô Lịch như vậy khiến dòng sông xanh sạch, bớt mùi hôi thối. Nhưng việc này liệu thực hiện được bao lâu để duy trì sự xanh sạch của sông Tô Lịch”, anh Phạm Văn Hà, 34 tuổi, người dân ven sông Tô Lịch đoạn đường Bưởi, cho biết.
Trong khi đó, một số người dân ở khu vực phố Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy) cho rằng, nếu xả nước hồ Tây để điều tiết nước trong mùa mưa bão thì chỉ được vài ba tháng trong năm. Còn sau đó, khi hết mùa mưa bão, hồ Tây cũng không còn nhiều nước để xả vào sông Tô Lịch, và chưa bịt được hàng trăm cống nước thải chảy vào thì dòng sông này cũng lại sớm ô nhiễm như thường thấy.
“Việc xả nước hồ Tây vào sông Tô Lịch trước mắt sẽ khiến sông sạch hơn, nhưng bản chất thì dòng nước được xả vào sông như vậy cũng đẩy chất bẩn đi nơi khác chứ không phải là giải pháp hữu hiệu làm sạch sông nên người dân đừng vội mừng. Chưa kể, việc xả nước hồ Tây vào sông Tô Lịch liên tục cũng khiến việc thử nghiệm công nghệ xử lý nước của các chuyên gia Nhật Bản gặp nhiều khó khăn. Như lần xả hôm 9.7, đã cuốn trôi hết, xóa sổ quá trình thử nghiệm đang cho kết quả tốt”, anh Trần Quang Bách, 38 tuổi, người dân ven sông Tô Lịch đoạn phố Nguyễn Khang, bày tỏ.
Từ 12h ngày 31/7, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội mở cửa xả để điều hòa, chống ngập cho khu vực hồ Tây. Đây là lần thứ 2 công ty xả nước vào sông Tô Lịch kể từ khi Công ty JVE thí điểm làm sạch sông bằng công nghệ Nhật Bản.
“Giống như các lần trước, lần này mực nước hồ Tây là 5,8 m, vượt 0,2 m so với cao trình cho phép. Do vậy chúng tôi mở cửa xả để chống ngập, đề phòng cơn bão số 3 sắp tới”, đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội thông tin.
Đối với khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản tại đầu nguồn sông Tô Lịch, đơn vị này đã báo trước cho phía Công ty JVE hơn 1 ngày.
“Sau khi lãnh đạo 2 bên công ty làm việc, chúng tôi thống nhất báo cho đơn vị thí điểm chậm nhất 1 ngày trước khi xả và đã thực hiện đúng như vậy. Phía Công ty JVE không có phản đối gì”, đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết.
Bão số 3 (tên quốc tế Wipha) được dự báo có diễn biến khó lường, khả năng cao kèm theo mưa lớn. Vì vậy, để đảm bảo không xảy ra tình trạng ngập úng, từ hôm qua, các sông, hồ trên địa bàn thành phố đã được rút bớt nước để chống chịu với các trận mưa có thể xảy ra sắp tới.
Theo Công ty Thoát nước Hà Nội, trong ngày 31/7, nước hồ Tây xả ra chưa phải là nhiều, khoảng 1 triệu m3. Có nhiều cơn bão, có mưa lớn, chỉ vài tiếng là hàng chục triệu m3 đổ vào sông, hồ, tốc độ dòng chảy còn lớn hơn nước xả từ hồ Tây nhiều lần.
Trước đó, ngày 9.7 vừa qua, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng đã xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch khiến dòng sông này dường như được hồi sinh với màu xanh, sạch, bớt mùi hôi thối.
Tuy nhiên, thời điểm xả nước này khá bất ngờ và gần thời gian Công ty CP Cải thiện Môi trường Nhật Việt – JVE kết thúc 2 tháng thí nghiệm xử lý ô nhiễm trên sông Tô Lịch để công bố kết quả. Các chuyên gia Nhật Bản tại dự án thí điểm này đã lên tiếng về việc xả nước, rửa trôi những vi sinh vật có lợi cho quá trình làm giảm ô nhiễm trên sông Tô Lịch.
Ngọc Ánh (t/h)