Tích hợp năng lượng mặt trời với mạng lưới điện: Thách thức và công nghệ
Kinh tế - Ngày đăng : 08:33, 11/04/2019
– Để hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội bền vững, Việt Nam đang ưu tiên khuyến khích các nguồn điện năng lượng tái tạo để giảm bớt sự phụ thuộc nguồn năng lượng được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch
>>> Kiên Giang: Nuôi yến tràn lan gây ô nhiễm môi trường
>>> Hội chứng “rừng trọc” ở Việt Nam
Ảnh minh họa
Hội thảo “Năng lượng mặt trời tại Việt Nam: Tích hợp với mạng lưới điện: Cơ hội và Thách thức” vừa diễn ra tại Hà Nội do Đại học Xây dựng (Việt Nam) và Đại học KU Leuven (Vương quốc Bỉ) tổ chức, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Vương quốc Bỉ tại Việt Nam.
Bàn về cơ hội phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam, các học giả đều cho rằng, những ưu đãi được Việt Nam đưa ra từ năm 2017 đã thu hút nhiều dự án phát triển năng lượng mặt trời quy mô lớn và Việt Nam được dự đoán sẽ dẫn đầu xu hướng phát triển này ở khu vực Đông Nam Á.
“Việc thu thập năng lượng mặt trời, đặc biệt là qua các hệ thống quang điện đang bùng nổ tại Việt Nam và được trông đợi sẽ đạt tới những mức độ chưa từng thấy trong những năm tới”, PGS.TS Nguyễn Đức Lương, Phó Trưởng Khoa Kỹ thuật môi trường, Đại học Xây dựng nhận định.
Nói về các dự án điện mặt trời, PGS.TS Nguyễn Đức Lương cho rằng, bên cạnh những dự án lớn, việc lắp đặt các hệ thống trên những mái nhà nhỏ hơn vẫn đang thu hút sự quan tâm của người dân bởi chúng. Điều này không gây nên hiện tượng quá tải cho mạng lưới điện.
Theo đó, việc tích hợp một lượng công suất lớn từ các nguồn năng lượng tái tạo không thể điều tiết được trong một hệ thống cung cấp điện là một nhiệm vụ đầy thử thách. Một lựa chọn được xem xét trong nhiều nghiên cứu xử lý đối với các hệ thống điện tiềm năng là lắp đặt các thiết bị lưu trữ năng lượng để cân bằng các biến động trong sản xuất điện.
Đi thẳng vào những thách thức, Công ty ABB đã chia sẻ một số ứng dụng công nghệ thành công đối với tích hợp nguồn năng lượng tái tạo; công nghệ của ABB về các giải pháp tự động hóa lưới điện SCADA và phần mềm quản lý mạng, phần mềm quản lý nội dung trên toàn cầu; khả năng duy trì chất lượng điện; bảo mật mạng và các tiện ích cần thiết.
Ông Lương đưa ra ví dụ: Giả sử mỗi mái nhà được lắp đặt một trạm điện mặt trời công suất 01 kWp thì Hà Nội có khoảng 1 triệu mái nhà, ứng với 1 GW, lớn gấp chừng 1,5 lần công suất của Nhà máy thủy điện Yaly (720 MW). TPHCM có khoảng 1,5 triệu mái nhà, ứng với công suất 1,5 GW, xấp xỉ công suất của nhà máy thủy điện Hòa Bình (khoảng 1,6 GW).
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Lê Hải Hưng, Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin thêm: Theo Bộ Công Thương, đến tháng 8/2018 đã có 121 dự án Điện mặt trời được phê duyệt, trong đó 25 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN. Bên cạnh đó còn hàng trăm dự án khác đang chờ phê duyệt. Nhiều nhà kinh tế đã dự đoán rằng, cho đến năm 2025, sẽ có khoảng 12 tỷ USD, đến năm 2035 có 42 tỷ USD đầu tư vào các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
Hội thảo dự kiến trình bày và thảo luận về những nghiên cứu, giải pháp thực tiễn mới nhất về công nghệ thu thập và lưu trữ năng lượng mặt trời, những thách thức trong tích hợp với mạng lưới điện và các khía cạnh kinh tế – xã hội có liên quan ở Việt Nam và Bỉ.
Hội thảo sẽ tạo điều kiện để trao đổi những ý tưởng và giải pháp cùng với một loạt các quy luật liên quan đến sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng năng lượng mặt trời và cùng với các bên liên quan: người sử dụng cuối cùng ở khu vực nông thôn, hộ gia đình lắp đặt hệ thống PV, các nhà nghiên cứu, đại diện chính quyền địa phương, các đơn vị kinh doanh và vận hành mạng lưới điện.
Các chuyên gia về năng lượng mặt trời từ cả hai nước sẽ giới thiệu góc nhìn của họ về những vẫn đề này và sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế và trao đổi ý tưởng nhằm đối phó với những thách thức hiên tạo và tối đa hoá những cơ hội.
Tuy nhiên, thách thức mà các học giả đưa ra tại Hội thảo là: Các dự án mới hoàn thành có thể dẫn tới sự quá tải cho mạng lưới điện, đặc biệt, tình trạng hoạt động dưới mức tối đa của quá trình lắp đặt các hệ thống PV có thể diễn ra.
Trong bối cảnh hiện nay, những giải pháp sáng tạo mới, không chỉ về kỹ thuật mà còn về kinh tế – xã hội cần được nghiên cứu và tìm tòi nhằm ứng phó với các vấn đề về môi trường, gia tăng dân số, mở rộng đô thị hoá và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, các học giả khuyến nghị.
Ngọc Linh (t/h)