Trung Quốc: 11 công trình thủy điện làm giảm 50% phù sa lưu vực sông Mekong
Tài nguyên nước - Ngày đăng : 05:00, 08/11/2019
Theo thông tin phía Lào cung cấp, công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Lào, thuộc tỉnh Luang Prabang. Vị trí thi công trình cách biên giới Việt Nam 1.785km, dự kiến sẽ khởi công vào năm 2020 và đưa vào vận hành năm 2027. Theo hiệp định Mekong 1995, một quốc gia có sử dụng nguồn lợi trên sông Mekong khi muốn xây dựng công trình thì phải tham vấn trước, cung cấp số liệu và thông tin cho Ủy hội sông Mekong quốc tế.
Việc cung cấp thông tin này là cơ sở để các quốc gia ven sông khác có thể trao đổi, đánh giá tác động đến nước họ, đồng thời làm cơ sở đi đến thỏa thuận chung. Qua khảo sát kế hoạch Ủy ban sông Mekong (Lào), Ủy ban sông Mekong (Việt Nam) nhận thấy vẫn còn nhiều điều bất ổn cần điều chỉnh.
Một trong số những đập thủy điện của Trung Quốc trên lưu vực sống Mêkong
Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, phân tích: Việc giảm lượng phù sa ở hạ nguồn sông Mekong trực tiếp ảnh hưởng đến dinh dưỡng trong đất trồng lúa, trong nước tưới lúa. Nó còn làm giảm bớt khả năng bồi đắp cho lòng sông, và bồi đắp ở cửa biển. ĐBSCL có nguy cơ tăng xói lở ven bờ sông, không có điều kiện giữ vững nền của nó và phát triển ra biển Đông, như hàng nghìn năm trước nữa.
“Có thể nói đây là tác động rất xấu cho sản xuất nông nghiệp, cũng như cho đời sống của người dân khu vực ĐBSCL ở Việt Nam”, ông Sơn nói. Ngoài ra, trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông, các nước Campuchia, Lào và Thái Lan đang có kế hoạch xây dựng 11 công trình thủy điện. Tận dụng triệt để vị trí nằm trên thượng nguồn Mê Kông, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á này muốn kiếm khoản lợi lớn từ việc sản xuất và bán điện.
Đơn cử như Lào, nước này đang có 64 đập thủy điện, mang lại sản lượng chưa tới 6.000 megawatt điện. Nhưng có tới 63 đập khác đang được Lào xây dựng hoặc được lên kế hoạch xây dựng. Lào còn đề xuất xây thêm hơn… 300 đập thủy điện. Nếu đây là sự thực, sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện của Lào trên sông Mêkông sẽ vượt cả Trung Quốc.
Đó sẽ là mối đe dọa thực sự với an ninh và nền kinh tế của Việt Nam. Báo cáo của Chính phủ Việt Nam cho thấy, mỗi năm ĐBSCL mất khoảng 550 ha đất khiến hàng nghìn hộ dân mất sinh kế, mất nhà cửa. Trong đó, hiệu ứng của đập thủy điện giống như domino, nhiều công trình cộng dồn sẽ tạo tác động lớn, nặng nề và không thể khắc phục.
Hiện tại trên hệ thống sông Mekong từ đầu nguồn đến nước ta đã có 11 công trình thủy điện do Trung Quốc xây dựng và đưa vào vận hành. Khu vực Lào, Thái Lan, Campuchia đang có kế hoạch xây dựng thêm 11 công trình nữa.
Qua khảo sát, các công trình phía Trung Quốc đã tác động đáng kể tới lượng phù sa, bùn cát, làm giảm hơn 50% tổng lượng phù sa hàng năm của lưu vực sông Mekong và tác động này không thể khắc phục do các công trình phía Trung Quốc đã hoàn thành.
Minh Anh (t/h)