Hà Giang: Thực hư về giống táo đá đang gây sốt
Kinh tế - Ngày đăng : 05:34, 07/01/2020
Thời gian gần đây, rất nhiều bà nội trợ háo hức quan tâm và tìm mua loại táo có quả nhỏ, màu đỏ tươi, ăn rất giòn, ngọt đang đang được bán với giá dao động từ 30 – 50 nghìn đồng/kg.
Theo quan sát, táo đá có vỏ ngoài sần, màu đỏ tím khi ăn có vị giòn ngọt và khá mọng nước. Để thu hút khách, nhiều người bán hàng khẳng định, đây là loại táo sạch, xuất xứ ở vùng Quản Bạ (Đồng Văn, Hà Giang).
Hàng loạt loại hoa quả như táo đá được “gắn mác” đặc sản Hà Giang để lừa khách hàng
Đặc biệt, táo được đích thân bà con dân tộc trồng trong vườn nhà hoặc những vùng núi sâu. So với các loại táo nhập ngoại từ Mỹ, Úc, loại táo này quả bé hơn, hình thức không bắt mắt bằng. Tuy nhiên, theo các lái buôn, táo đá bán rất chạy và “hút” khách, hàng về đến đâu, hết đến đó.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Mạnh Khải, khoa Công nghệ sau thu hoạch, Học viện Nông nghiệp cho biết, trước đây Việt Nam có một vài dự án trồng thử nghiệm giống táo đỏ Trung Quốc ở Quản Bạ (Hà Giang) và Sa Pa (Lào Cai), tuy nhiên các dự án này đều không thành công.
Những cây táo trồng bị sâu bệnh chết, chỉ còn lại một vài cây với năng suất cực thấp. Nguyên nhân của thất bại này là vì không tập trung chú ý vào các yếu tố đầy đủ để cây phát triển mà mới chỉ quan tâm đến yếu tố nhiệt độ ở vùng núi cao. “Lúc đó tôi lên Hà Giang để làm cho cây táo rụng lá, kích thích trổ hoa, nhưng lên đến nơi thì cây bị sâu bệnh, đã rụng hết lá rồi, sau đó thì cây không phát triển được”, TS Nguyễn Mạnh Khải cho biết.
Do đó, có thể khẳng định, không có giống táo nào là táo đá Hà Giang, mà nhiều khả năng đây là táo Trung Quốc được vận chuyển qua đường tiểu ngạch. Tại Hà Giang cũng không có thương hiệu cây ăn trái nào là táo đá. Nếu có thì truyền thông, các nhà khoa học đã loan tin rầm rộ rồi.
Vì thế, người tiêu dùng nên tỉnh táo nhận biết sự thật này, tránh tình trạng bị lợi dụng niềm tin về loại thực phẩm sạch mà thực ra lại không biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Có lẽ những người bán hàng cũng không thể khẳng định được nguồn gốc thực sự của giống táo này.
Ngoài ra, tại Hà Giang cũng không có thương hiệu cây ăn trái nào là táo đá hay táo mật. Vì thế, người tiêu dùng nên cẩn thận, tránh tình trạng bị lợi dụng niềm tin về loại thực phẩm sạch mà thực ra lại không biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Có lẽ những người bán hàng cũng không thể khẳng định được nguồn gốc thực sự của giống táo này.
Minh Anh (t/h)