Quảng Nam: Người dân xót xa hàng trăm hec-ta sắn bị hư thối sau lũ
Kinh tế - Ngày đăng : 07:00, 27/10/2020
Tại Quảng Nam, đợt mưa lũ vừa qua khó có thể nói hết nỗi khổ của người nông dân khi nhà cửa bị ngập, gia sản trôi sông, giờ đến hàng trăm hec-ta sắn của người dân huyện Quế Sơn bị hư hỏng nặng do ngâm trong lũ lụt lâu ngày.
Người dân xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đang thu hoạch sắn củ để vớt vát lại tiền của đầu tư. Tất cả bà con đều chung một tâm trạng buồn, vì sắn bị hư thối quá nhiều, vớt vát cũng chẳng được bao nhiêu.
Một nửa sắn của ông Hùng bị hư hỏng.
Nhiều hộ đã huy động người nhà cùng với thuê nhân công tranh thủ lúc trời tạnh mưa thu hoạch sắn. Thế nhưng sắn đã bị ngập nước hơn 1 tuần, nên 70% sắn củ chưa thu hoạch bị hỏng nặng. Bà con lựa những củ không bị hư hỏng chở đi bán được đồng nào hay đồng đó.
Ông Trần Công Hùng (47 tuổi, thôn An Phú, xã Quế Mỹ) cho biết, gia đình ông có 8 sào sắn đã đến thời kỳ thu hoạch thì bị mưa lớn gây ngập trong nhiều ngày. Cây nào nhổ lên cũng bị thối hơn một nửa.
Theo ông Hùng, giá bán năm trước được 1.600 đồng/kg tại chỗ, còn chở xuống nhà máy chế biến tinh bột sắn thì được 1.800 đồng/kg, thu về gần 4 triệu đồng. Năm nay sản lượng còn một tấn, giá bán 1.000 đồng tuy nhiên mỗi kg lại bị trừ 20-50%, thu về 600.000 đồng một sào. Như vậy đợt này lỗ ít nhất 25 triệu đồng.
Sắn được thu hoạch nhưng không có người thu mua, thối hàng loạt.
Nhiều người dân cho biết, sắn từ lúc trồng đến thu hoạch mất hơn 10 tháng. Giá bán năm trước được 1.600 đồng/kg sắn tại chỗ, còn chở xuống nhà máy chế biến tinh bột sắn thì được 1.800 đồng đến 2.000 đồng/kg sắn, tính ra thu được khoảng 6 triệu đồng/sào.
Còn năm 2020, giá bán 1.000 đồng/kg, tuy nhiên mỗi kg sắn lại bị trừ 20-50%, thu về 600.000 đồng/sào. Như vậy đợt sắn này chỉ có nước lỗ nặng.
Không chỉ ở xã Quế Mỹ mà tại các xã như Quế Thuận, thị trấn Đông Phú,… thuộc huyện Quế Sơn, diện tích cây sắn bị ngập nước hư hỏng khá lớn. Cay đắng nhất sắn thu hoạch nhưng không có người mua, sắn để lâu ngày bị hư hỏng nặng.
Theo ông Tánh, giá bán năm nay là 1.000 đồng tại ruộng; 1.300 đồng vận chuyển đến nhà máy. Chính quyền cũng đã có khuyến cáo người dân nên trồng sắn ở vùng cao để tránh tình trạng ngập thối. Trong năm nay, mức giá có giảm do dịch COVID-19 làm ảnh hưởng, các doanh nghiệp không ký được hợp đồng xuất khẩu mới.
“Không có chuyện nhà máy không thu mua và ép giá. Nếu nhà máy ép giá chính quyền sẽ làm việc ngay. Bên cạnh đó, mưa lũ khiến nhà máy chế biến sắn trên địa bàn mất điện, phải dừng hoạt động 4 ngày, dẫn đến một lượng sắn đã thu hoạch không tiêu thụ được”- ông Sửu nói sắn bán cho nhà máy không chỉ riêng Quảng Nam mà còn từ nhiều tỉnh miền Trung và Tây Nguyên khác chở đến. Số lượng quá lớn nên nhà máy sản xuất không kịp, người dân đành phải chờ.
Minh Châu