Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long phủ bạt, tích nước chống hạn mặn cho cây sầu riêng
Tài nguyên nước - Ngày đăng : 13:00, 08/05/2020
Huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre được ví như thủ phủ cây ăn trái của miền Tây Nam Bộ. Nơi đây, không chỉ nổi tiếng với những nhà vườn làm giống chất lượng cao mà còn có những vườn cây ăn trái rộng lớn, đủ loại, cho thu hoạch quanh năm. Trong số đó, sầu riêng là loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng lại không có khả năng chống chịu hạn mặn tốt.
Ông Nguyễn Công Thành, ấp Sơn Châu, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách cho biết: “Huyện Chợ Lách bị nhiễm mặn 100%, những người làm giống năm nay rất cực khổ”. Có người phải đi mua 100.000 đồng/khối về tưới. Tại vườn sầu riêng của mình, ông Thành dùng bạt phủ dưới đáy mương để trữ nước mưa, tưới cầm chừng cho cây.
“Đặc biệt năm nay, độ mặn lên tới 4 đến 5 phần nghìn. Cây sầu riêng chỉ chịu được độ mặn 0,4 phần nghìn, dù mặn chỉ 1 phần nghìn cũng không thể tưới”, ông chủ vườn sầu riêng đang mùa cho quả cho biết thêm.
Nông dân phải mua nước ngọt để chống mặn cho cây sầu riêng, Ảnh: Báo Nông Nghiệp
Hiện nay, vườn cây hơn 10 công của ông Tư Thành trồng rất nhiều loại cây giống đặc sản có giá trị như: Sầu riêng Thái lan, sầu riêng Ri-6, sầu riêng Mã Lay, sầu riêng Musang King, ổi Ruby, bòn bon Thái lan, vú sữa không mủ… Tất cả đều trông chờ vào hơn 20.000 m3 nước ngọt ông trữ lại được từ khi còn làm du lịch nhà vườn, tích trong các kênh rạch.
Còn tại 2 xã Ngũ Hiệp và Tam Bình là hai địa phương chuyên canh sầu riêng nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Tại hai địa phương trên có không dưới 3.000 ha sầu riêng. Đây là cây trồng mang lại nguồn kinh tế lớn cho nông dân. Với năng suất bình quân 20 tấn/ha, giá bán từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, hàng năm mang đến lợi nhuận cho nông dân lên đến hàng tỷ đồng/ha, là nhân tố giúp nông dân đổi đời, nông nghiệp – nông thôn đổi mới và xây dựng thành công xã nông thôn mới ở Tam Bình, Ngũ Hiệp. Trước tình hình này, thiệt hại do thiên tai hạn, mặn năm 2020 đối với vùng chuyên canh sẽ hết sức lớn.
Theo ông Đỗ Quốc Khánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Ngũ Hiệp, ngay từ đầu mùa khô, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống hạn, mặn, theo dõi, cập nhật diễn biến độ mặn trên sông, cảnh báo nông dân các giải pháp ứng phó, cho đóng toàn bộ các cống ngăn mặn… Bên cạnh đó, để giải quyết khẩn cấp nguồn nước tưới, nông dân tích cực nạo vét ao mương, thực hiện chế độ tưới tiết kiệm,… Tuy nhiên, do hạn, mặn nghiêm trọng, kéo dài nên nguồn nước tại chỗ cạn kiệt, không đủ, phải mua nước ngọt chở bằng sà lan từ thượng lưu sông Tiền đưa về bơm tưới ứng cứu vườn cây. Giá nước tưới cây từ 5 – 6 triệu đồng/sà lan (80 m3 đến 100 m3) nước ngọt. Các hộ dân còn phải dùng bạt ni-lon trải trong ao mương vườn để bơm nước ngọt mua được về trữ tưới, nhưng chỉ “cầm cự” trong thời gian ngắn.
Còn tại xã Tam Bình, ông Nguyễn Tấn Nhũ, Bí thư Đảng ủy cho biết, năm nay mặn đến sớm và xâm nhập sâu, độ mặn tăng cao. Do vậy, từ Tết Nguyên đán, toàn bộ hệ thống cống trên địa bàn xã phải đóng triệt để ngăn mặn. Trong vườn thiếu nước tưới trong khi hạn, mặn hết sức khốc liệt đe dọa tiếp tục gây nhiều thiệt hại. Chưa kể, những ao mương vườn còn nước thì bị nhiễm mặn nên không thể dùng tưới tiêu được.
Hiện tại, bà con phải tính đến giải pháp mua nước ngọt do sà lan chở về tưới cây sầu riêng với giá đắt đỏ nhưng cũng không phải dễ mua vì nhu cầu cao nhưng nguồn cung hạn chế. Những hộ ở sâu, xa phía trong thì không thể thực hiện giải pháp này. Ông Nguyễn Văn Nhiên, cư ngụ tại ấp Bình Hòa B, xã Tam Bình, trồng 7.000 m2 sầu riêng chuyên canh bộc bạch, mấy hôm nay ông đi tìm mua nước ngọt về tưới giải hạn cứu vườn cây nhưng không có, trong khi ng
Minh Hà