Loạn quảng cáo ngoài trời – Bắt bệnh để bốc thuốc
Môi trường đô thị - Ngày đăng : 01:29, 14/03/2016
(Moitruong.net.vn) – Quyết định đầu tiên trong năm 2016 của UBND TP Hà Nội đã ưu tiên cho việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP Hà Nội.
Trước tình trạng hoạt động quảng cáo ngoài trời của Thủ đô đang có xu hướng “phình to” khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác thì Quy chế này sẽ góp phần dọn “rác trời” như thế nào?
Một biển quảng cáo khổ lớn trên đường Phạm Hùng. Ảnh: Chiến Công
Ngang nhiên tồn tại
Chưa bao giờ, nhà quản lý văn hóa lại đau đầu về tình trạng vi phạm quảng cáo trên địa bàn TP như thời gian gần đây. Toàn TP có hơn 15.000 vị trí được phép treo baner, dường như là không xuể với nhu cầu quảng cáo của các DN tổ chức sự kiện ca nhạc, triển lãm, hội thảo… Ở từng góc phố, tuyến đường, những baner không phép của các chương trình ca nhạc trong dịp 8/3 như: Liveshow Lệ Quyên, liveshow Bằng Kiều… giăng mắc khắp các cột đèn, cột điện, dây cáp. Lực lượng thanh tra của Sở VH&TT Hà Nội và nhiều thành viên thuộc khối đoàn thanh niên, hội phụ nữ ra sức cắt dọn các baner sai phép. Thời gian vừa qua, Sở VH&TT Hà Nội đã phải phun dấu “vi phạm” vào các baner như một hình thức cảnh báo với các đơn vị tổ chức. Song vi phạm vẫn không giảm đi là mấy.
Chưa bao giờ, nhà quản lý văn hóa lại đau đầu về tình trạng vi phạm quảng cáo trên địa bàn TP như thời gian gần đây. Toàn TP có hơn 15.000 vị trí được phép treo baner, dường như là không xuể với nhu cầu quảng cáo của các DN tổ chức sự kiện ca nhạc, triển lãm, hội thảo… Ở từng góc phố, tuyến đường, những baner không phép của các chương trình ca nhạc trong dịp 8/3 như: Liveshow Lệ Quyên, liveshow Bằng Kiều… giăng mắc khắp các cột đèn, cột điện, dây cáp. Lực lượng thanh tra của Sở VH&TT Hà Nội và nhiều thành viên thuộc khối đoàn thanh niên, hội phụ nữ ra sức cắt dọn các baner sai phép. Thời gian vừa qua, Sở VH&TT Hà Nội đã phải phun dấu “vi phạm” vào các baner như một hình thức cảnh báo với các đơn vị tổ chức. Song vi phạm vẫn không giảm đi là mấy.
Lộn xộn nhất trong khu vực nội thành là biển hiệu, biển quảng cáo. Dọc tuyến đường Trường Chinh (quận Đống Đa), biển quảng cáo bán sơn, đá ốp tường lô nhô cái cao cái thấp, cái thò ra, cái thụt vào. Nhiều tuyến phố mới như Xã Đàn (Đống Đa), Trung Hòa (Cầu Giấy)… tràn lan các loại hình quảng cáo. Nhiều biển quảng cáo che kín tòa nhà 4 – 5 tầng. Đặc biệt, khu trung tâm TP cũng không thoát khỏi vấn nạn quảng cáo. Khu vực hồ Hoàn Kiếm rất nhiều biển hiệu quảng cáo phức tạp, song phổ biến nhất là tình trạng quảng cáo trá hình gắn liền với các biển hiệu công trình. Hay mới đây nhất, ngay khu vực Tháp Hòa Phong, có dàn đèn lớn của Công ty Nước giải khát Pepsi, khiến dư luận phản ứng gay gắt. Như ông Nguyễn Minh Khánh – Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội bày tỏ: “Dàn đèn của Công ty nước giải khát không làm đẹp cho khung cảnh Hồ Gươm mà hơi phản cảm về độ hoành tráng. Chúng ta cần cân nhắc thực hiện những hình thức quảng cáo như vậy tại khu vực trung tâm”.
Siết chặt các quy định
Để chấn chỉnh những vi phạm quảng cáo đang ngày càng tràn lan, gây mất mỹ quan đô thị trên địa bàn TP Hà Nội, ngày 20/1/2016, UBND TP đã ban hành Quyết định 01/2016/QĐ-UBND liên quan đến Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời. Theo ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội, so với các quy định về quảng cáo trên băng rôn, thì quyết định này thoáng hơn rất nhiều. Nếu như trước đây, các chương trình nghệ thuật, hội chợ, triển lãm không được phép treo quá 15 băng rôn thì nay đã được phép treo từ 20 lên 50 băng rôn/chương trình. Băng rôn giới thiệu về chương trình an sinh xã hội tăng từ 200 lên 500 băng rôn. “Những quy định này phù hợp với tình hình thực tế. Hỗ trợ các DN quảng bá sự kiện. Song, cơ quan quản lý cũng không thể đáp ứng tối đa nhu cầu quảng cáo băng rôn của các tổ chức, cá nhân. Nếu đáp ứng tối đa, đường phố Hà Nội không lúc nào hết “rác”” – ông Tô Văn Động cho biết.
Điểm đặc biệt trong Quy chế mới ban hành đưa ra quy định cấm và hạn chế quảng cáo ở một số khu vực. Khu vực Quảng trường Ba Đình và phụ cận; khu vực hồ Hoàn Kiếm và các phố xung quanh; khu vực phố cổ; các di tích; trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước… sẽ bị cấm hoàn toàn các hoạt động quảng cáo, ngoại trừ hoạt động quảng cáo của nhà tài trợ gắn với cổ động trực quan được phép của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho các sự kiện chính trị – xã hội. Một số công trình lớn của TP như khu vực Quảng trường 19 tháng 8, Trung tâm hội nghị Quốc gia, hay các hồ nước cũng sẽ hạn chế quảng cáo để giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan. Một trong những quy định được nhiều người đặc biệt quan tâm là quy định về biển hiệu. Quy chế quy định mỗi trụ sở hoặc nơi kinh doanh chỉ được phép đặt một biển hiệu, chiều cao tối đa 2m, chiều ngang không quá giới hạn công trình với biển hiệu ngang; chiều cao tối đa 4m, ngang một mét với biển hiệu dọc. Như vậy, việc quảng cáo biển hiệu đã được chuẩn hóa, giảm cảnh “trăm hoa đua nở” trên một vài tuyến phố như hiện nay. Theo Quy chế, công tác quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP gần như được quy về một mối khi trách nhiệm chủ trì được giao cho Sở VH&TT Hà Nội, điều này sẽ giảm được tình trạng “đánh lận con đen” của các DN về cái gọi là giấy phép quảng cáo và giấy thỏa thuận.
Tuy nhiên, từ Quy chế đến thực tế sẽ là một chặng đường dài. Quy chế ra đời, không có nghĩa ngay một vài ngày sau tất cả các hoạt động quảng cáo vi phạm sẽ được chấn chỉnh. Theo quan điểm của ông Tô Văn Động, tất cả những quảng cáo mới phát sinh sẽ phải thực hiện chặt chẽ theo quy chế mới, những quảng cáo đang tồn tại vi phạm sẽ có lộ trình để giải quyết. Ngoài ra, để chặt chẽ thêm cho công tác quản lý hoạt động quảng cáo, Sở VH&TT Hà Nội đã hoàn thiện Quy hoạch quảng cáo trên địa bàn TP giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030 trình UBND TP chờ xem xét phê duyệt.
Siết chặt các quy định
Để chấn chỉnh những vi phạm quảng cáo đang ngày càng tràn lan, gây mất mỹ quan đô thị trên địa bàn TP Hà Nội, ngày 20/1/2016, UBND TP đã ban hành Quyết định 01/2016/QĐ-UBND liên quan đến Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời. Theo ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội, so với các quy định về quảng cáo trên băng rôn, thì quyết định này thoáng hơn rất nhiều. Nếu như trước đây, các chương trình nghệ thuật, hội chợ, triển lãm không được phép treo quá 15 băng rôn thì nay đã được phép treo từ 20 lên 50 băng rôn/chương trình. Băng rôn giới thiệu về chương trình an sinh xã hội tăng từ 200 lên 500 băng rôn. “Những quy định này phù hợp với tình hình thực tế. Hỗ trợ các DN quảng bá sự kiện. Song, cơ quan quản lý cũng không thể đáp ứng tối đa nhu cầu quảng cáo băng rôn của các tổ chức, cá nhân. Nếu đáp ứng tối đa, đường phố Hà Nội không lúc nào hết “rác”” – ông Tô Văn Động cho biết.
Điểm đặc biệt trong Quy chế mới ban hành đưa ra quy định cấm và hạn chế quảng cáo ở một số khu vực. Khu vực Quảng trường Ba Đình và phụ cận; khu vực hồ Hoàn Kiếm và các phố xung quanh; khu vực phố cổ; các di tích; trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước… sẽ bị cấm hoàn toàn các hoạt động quảng cáo, ngoại trừ hoạt động quảng cáo của nhà tài trợ gắn với cổ động trực quan được phép của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho các sự kiện chính trị – xã hội. Một số công trình lớn của TP như khu vực Quảng trường 19 tháng 8, Trung tâm hội nghị Quốc gia, hay các hồ nước cũng sẽ hạn chế quảng cáo để giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan. Một trong những quy định được nhiều người đặc biệt quan tâm là quy định về biển hiệu. Quy chế quy định mỗi trụ sở hoặc nơi kinh doanh chỉ được phép đặt một biển hiệu, chiều cao tối đa 2m, chiều ngang không quá giới hạn công trình với biển hiệu ngang; chiều cao tối đa 4m, ngang một mét với biển hiệu dọc. Như vậy, việc quảng cáo biển hiệu đã được chuẩn hóa, giảm cảnh “trăm hoa đua nở” trên một vài tuyến phố như hiện nay. Theo Quy chế, công tác quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP gần như được quy về một mối khi trách nhiệm chủ trì được giao cho Sở VH&TT Hà Nội, điều này sẽ giảm được tình trạng “đánh lận con đen” của các DN về cái gọi là giấy phép quảng cáo và giấy thỏa thuận.
Tuy nhiên, từ Quy chế đến thực tế sẽ là một chặng đường dài. Quy chế ra đời, không có nghĩa ngay một vài ngày sau tất cả các hoạt động quảng cáo vi phạm sẽ được chấn chỉnh. Theo quan điểm của ông Tô Văn Động, tất cả những quảng cáo mới phát sinh sẽ phải thực hiện chặt chẽ theo quy chế mới, những quảng cáo đang tồn tại vi phạm sẽ có lộ trình để giải quyết. Ngoài ra, để chặt chẽ thêm cho công tác quản lý hoạt động quảng cáo, Sở VH&TT Hà Nội đã hoàn thiện Quy hoạch quảng cáo trên địa bàn TP giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030 trình UBND TP chờ xem xét phê duyệt.
(Theo KT&ĐT)