Hà Nội: sẽ xây dựng thành phố thông minh
Môi trường đô thị - Ngày đăng : 08:00, 19/09/2018
(Moitruong.net.vn) – Để xây dựng thành phố thông minh, các chuyên gia đều cho rằng cần có sự kết hợp của nền tảng công nghệ, con người và nguồn lực tài chính. Theo Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Chung, Hà Nội sẽ huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn để xây dựng thành phố thông minh.
Phú Thọ: Phát động thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Hầm xuyên đèo Cù Mông gấp rút hoàn thiện đưa vào hoạt động trước Tết Nguyên đán
Ảnh minh họa
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất khu vực và thế giới. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2017, Việt Nam có 813 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,5%.
Thủ đô Hà Nội hiện được coi là một siêu đô thị về diện tích và quy mô dân số. Tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số cơ học nhanh chóng dẫn đến nhiều vấn đề về quy hoạch, ùn tắc giao thông, an ninh, y tế, giáo dục, năng lượng, phát triển nhà ở, xử lý ô nhiễm môi trường…
VOV đưa tin, tại phiên tọa đàm “Thành phố thông minh – Góc nhìn của các lãnh đạo” của hội nghị Thành phố thông minh ASOCIO 2018-Hà Nội, Chủ tịch UBND Nguyễn Đức Chung đã chia sẻ về định hướng của Hà Nội trong việc huy động nguồn vốn thực hiện các dự án thành phố thông minh.
Tại đây, chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, “Thành phố sẽ thuê tối đa dịch vụ CNTT của các doanh nghiệp, từ trung tâm dữ liệu (Data Center) đến dịch vụ bảo mật cũng như các dịch vụ thuê đường truyền, viết phần mềm. Có thể nói, chúng tôi chuyển hướng sang huy động mọi nguồn lực, trong đó có cả nguồn lực về tài chính, chất xám vào việc xây dựng thành phố thông minh cho Hà Nội”.
Bizlive.vn đưa tin, Ông Richard Ker, trưởng nhóm Đổi mới sáng tạo và Thương mại hoá Cyberiaya (bang Selangor, Malaysia) chia sẻ kinh nghiệm của Malaysia: “Cần xây dựng một cộng đồng thông minh, điều này rất quan trọng. Phải tư duy như một doanh nghiệp khởi nghiệp, không ai muốn tạo một sản phẩm không ai muốn mua. Chính quyền cần hỏi người dân xem họ gặp vấn đề gì trong cuộc sống.
Chúng ta cần có những kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên suy cho cùng luôn chỉ có 10-15% kế hoạch mang tính khả thi. Trong 10 năm đầu, Malaysia bơm rất nhiều tiền vào xây dựng hạ tầng, nhưng người dân lại chẳng bao giờ dùng đến chúng. Do vậy với kinh nghiệm của tôi, cần phải lấy ý kiến người dân khi xây dựng một thành phố thông minh”.
Quỳnh Dao (T/h)