Kiên Giang Nỗ lực xây dựng nông thôn mới góp phần xóa đói giảm nghèo

Môi trường đô thị - Ngày đăng : 04:30, 09/06/2019

Moitruong.net.vn – Hiện toàn tỉnh có 100% xã đã hoàn thành công tác lập và phê duyệt quy hoạch nông thôn mới , các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, rà soát quy hoạch và có điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Năm 2018 toàn tỉnh thực hiện 382 kim đạt 100% kế hoạch, nâng tổng số km giao thông nông thôn được nhựa hóa hoặc bê tông hóa là 5.582/7.084 km đạt 78,79%, góp phần hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Điện nông thôn với tổn vốn đầu tư cho hệ thống trên địa bàn tỉnh là 308,4 tỷ đồng cho 28 công trình, Ngân sách Trung ương 10 tỷ đồng cho 01 công trình; còn lại 27 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của ngành điện 298,4 tỷ đồng. Đến nay, đã thực hiện được 17 công trình với kinh phí là 262,9/308,4 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Trung ương 10 tỷ đồng, vốn ngành điện 282,97 tỷ đồng), còn lại 11 công trình đang trong giai đoạn lập dự án.

Trường học được đầu tư với tổng vốn năm 2018 là 158,769 tỷ đồng để xây dựng mới trên 135 phòng học, 13 phòng bộ môn; nâng cấp, sửa chữa 114 phòng học và các công trình khác như: Cải tạo sửa chữa nhà hiệu bộ, sân chơi, hàng rào, san lấp mặt bằng, mua sắm trang thiết bị học tập,… đến nay đã giải ngân 100,371 tỷ đồng đạt 63% kế hoạch.

Trong năm đã thực hiện liên kết, nâng cao giá trị sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn được 213 thửa ruộng với diện tích trên 75.000 ha, trong đó có 71.000 ha được hỗ trợ kỹ thuật, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tập trung chủ yếu ở các huyện: Hòn Đất, Giang Thành, Châu Thành, Giồng Riềng, Tân Hiệp và Gò Quao. Thành lập mới 50 Hợp tác xã, nâng tổng số là 347 HTX (283 HTX nông nghiệp, 57 HTX thủy sản, 5 HTX tiểu thủ công nghiệp và 2 HTX chăn nuôi) với 29.894 thành viên tham gia, tổng số vốn điều lệ là 301.075,972 tỷ đồng, tổng diện tích sản xuất 50.646 ha. Thành lập mới 242 Tổ hợp tác, nâng tổng số là 2.153 THT, với tổng số 45.213 tổ viên, vốn góp 9,688 tỷ đồng.

Hiện toàn tỉnh có 1.817 máy gặt đập liên hợp, 6.952 máy cày, công cụ sạ hàng 1.984 cái, 72.911 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 21.935 cái máy phun phân bón, 1.374 lò sấy lúa đáp ứng 97% nhu cầu. Trong năm thực hiện đầu tư 137 trạm biến áp, phục vụ bơm tát cho 12.783 ha, lũy kế đến nay có 576 trạm, phục vụ bơm tát cho 81.445 ha, tổng số vốn đầu tư 37,544 tỷ đồng.

Các cơ sở đào tạo trong tỉnh tổ chức dạy nghề cho 26.305 lượt người, đạt 105,22 % so với kế hoạch, tăng 3,22% so năm 2017, trong đó: Cao đẳng 2.759 người, Trung cấp nghề 2.905 người, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên 20.641 người; đào tạo nghề cho lao động nông thôn được 109 lớp với 3.013 học viên; giải quyết việc làm cho 38.527 lượt lao động đạt 110 % kế hoạch, tăng 0,77% so với năm 2017, trong đó, trong tỉnh 19.825 lượt lao động, ngoài tỉnh 18.559 lượt lao động, xuất khẩu 143 lao động; giải quyết trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 8.500 lao động.

Thực hiện chi trả trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội là 51.627 người, với tổng kinh phí 269 tỷ đồng. Chăm sóc, quản lý tốt 231 đối tượng, gồm: trẻ mồ côi 75 trẻ, tâm thần 109 người, già neo đơn 47 người. Thăm, tặng quà các gia đình có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh liệt sĩ với 21.566 suất quà với kinh phí 4,490 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 3,607 tỷ đồng, ngân sách địa phương 0,883 tỷ đồng. Và thăm tặng quà chăm lo cho trẻ em nhân dịp tết Nguyên đán năm 2018 với tổng kinh phí trên 3,409 tỷ đồng, trong đó 8.730 trẻ em được tặng tiền, quà với số tiền trên 2,911 tỷ đồng. Đồng thời, tổ chức tặng 1.460 suất quà, 141 xe đạp, trao 365 suất học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi, hỗ trợ đột xuất cho 10 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 1,726 tỷ đồng.

Toàn tỉnh hiện có 672 đơn vị, trường học; tổng số phòng học hiện 10.644 phòng, tăng 476 phòng so với năm 2017; có 237 trường học đạt chuẩn quốc gia; hiện có 276 Cơ sở giáo dục đã được kiểm tra công nhận đạt tiêu chuẩn lượng giáo dục, đạt 40,94% tổng số đơn vị, trường học. Có 145/145 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi gồm 12 xã đạt mức độ 2 và 133 xã đạt mức độ 3 và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ huy động học sinh từ 6-14 tuổi đi học so với độ tuổi đạt 96,06%. Số trẻ mẫu giáo được kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi qua biểu đồ là 44.899 trẻ, trong đó, trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân có 1.496 trẻ chiếm tỷ lệ 3,3%, trẻ suy dinh dưỡng ở thể thấp còi 1.230 trẻ chiếm tỷ lệ 2,7%.

Tỉnh đã chỉ đạo xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường; triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường. Toàn tỉnh hiện có 67 trạm cấp nước tập trung trên địa bàn nông thôn, đã lắp đặt thêm 10.980 đồng hồ nước, nâng tổng số đồng hồ nước đang quản lý 52.411 đồng hồ, góp phần nâng tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,84%.
Tuy nhiên, một bộ phận dân cư ở vùng sâu, bãi ngang ven biển, biên giới hải đảo chậm đổi mới và còn khó khăn. Chất lượng môi trường ngày càng chuyển biến phức tạp, tiêu chí môi trường, chỉ tiêu về cảnh quan môi trường còn nhiêu bất cập, việc thực hiện cảnh quan môi trường, xây dựng tuyến đường kiểu mẫu, xử lý rác thải, chất thải chưa tốt, một số xã nhà vệ sinh trên sông còn nhiêu đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn.

Giao thông của Xã nông thôn Tân Hiệp A đã được bê tông hóa

Việc xã hội hóa nguồn lực ở một số địa phương còn khó khăn do thu nhập người dân nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, vốn huy động từ các doanh nghiệp hạn chế, Trong thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới, chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập được quan tâm chỉ đạo nhưng chưa đầu tư đúng mức, trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro, tiến độ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn chậm. Các lĩnh vực chăn nuôi, kinh tế hợp tác, ngành nghề nông thôn chuyển biến chưa mạnh, sức cạnh tranh yếu, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ… đời sống nhân dân từng bước được nâng lên nhưng chưa nhiều, chưa thật sự vững chắc, thu nhập bình quân khu vực nông thôn toàn tỉnh còn thấp, hiện nay là 42,7 triệu đồng/người/năm.

Năm 2019 tỉnh phấn đấu công nhận thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã toàn tỉnh đạt 63/117 xã, chiếm 53,8%. Trong đó, tập trung chỉ đạo 04 huyện Giồng Riềng, Gò Quao, Vĩnh Thuận và Kiến Lương có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới 2019. Hoàn thành các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,79%; hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 99,2%; giao thông nông thôn ấp và liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 83,4%; học sinh từ 6-14 tuổi đi học so với độ tuổi đạt trên 96%; người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 88%; xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 86,9%; trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 12,6%; giải quyết việc làm cho 35.000 lượt lao động trở lên; lao động qua đào tạo đạt 64% , trong đó, lao động qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ đạt 49%); tỷ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5%/năm.

Để hoàn thành mục tiêu trên, Tỉnh xác định cần tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng nông thôn tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu về hệ thống điện an toàn, đường giao thông, trường học, cơ sở hạ tầng thương mại, hệ thống thông tin và truyền thông, trạm y tế và trạm cấp nước sạch cho người dân. Triển khai thực hiện xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu và ấp nông thôn mới nhằm đạt mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Tập trung rà soát, điều chỉnh bổ sung Đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện đảm bảo đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới cho các huyện đăng ký đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020. Gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chương trình khoa học – công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.

Tăng cường công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân, chủ động phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y đức của cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.

Chú trọng và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề xử lý rác thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân an tâm sản xuất, góp phần phát triển kinh tế – xã hội nông thôn.

Mở rộng dân chủ, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy vai trò nòng cốt và nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội. Đẩy mạnh đổi mới và phát triển HTX nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng gắn với chế biến và tiêu thụ. Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả nhằm đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo.

Trương Anh Sáng

Trương Anh Sáng