Bạn Võ Thị Hương đoạt giải Nhất tuần 3 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành Tuyên giáo

Giáo dục - Ngày đăng : 09:30, 13/04/2020

Moitruong.net.vn – Trong tuần thứ 3, số người dự thi tăng 94.975 người so với tuần 2 và tăng 156.127 người so với tuần đầu tiên. Ban Tổ chức xin chúc mừng bạn Võ Thị Hương, xã Thanh Khai, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đoạt giải Nhất tuần thứ 3 Cuộc thi tìm hiểu 90 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng.

Cụ thể, trong tuần thi thứ 3, đã có 197.615 người tham gia thi (tăng 94.975 người so với tuần 2); 449.976 lượt dự thi, 14.755 người trả lời đúng cả 10 câu hỏi.

10 tỉnh, thành phố có số người tham gia dự thi đông nhất tuần thi thứ 3: Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Lâm Đồng, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Bình Dương

Đáp án câu hỏi tuần 3 như sau:

Câu hỏi 1: B

Câu hỏi 2: A

Câu hỏi 3: C

Câu hỏi 4: D

Câu hỏi 5: A, B, C, D

Câu hỏi 6: A, B

Câu hỏi 7: A, B, C, D

Câu hỏi 8: A, B, C, D

Câu hỏi 9: B

Câu hỏi 10: C

Số người trả lời đúng là 14.755 người

Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng Võ Thị Hương, Xã Thanh Khai- Huyện Thanh Chương- Tỉnh Nghệ An đã đoạt giải giải Nhất, dự đoán 14755 người trả lời đúng, lúc 21:00:54 – ngày 08/04/2020

Bạn Võ Thị Thanh Hương – Giải Nhất tuần thứ 3

Sau đây là câu hỏi tuần 4:

Câu 1. Tác phẩm Tự chỉ trích của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ gồm những nội dung nào dưới đây?

A. Trước hết, phải nhận thế nào là tự chỉ trích Bônsơvích

B. Một vài bài học nữa về cuộc tổng tuyển cử cần vạch rõ

C. Căn cứ vào hành động để xét đoán người cách mệnh

D. Cả ba đáp án trên

Câu 2. Cuối năm 1940, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ về đường lối cách mạng Việt Nam và phương pháp công tác. Các bài giảng của Người và một số đồng chí lãnh đạo được tập hợp lại, in thành cuốn sách nào sau đây?

A. Con đường giải phóng

B. Cách đánh du kích

C. Hoan nghênh thanh niên đi học quân sự

D. Mười chính sách của Việt Minh

Câu 3. Tài liệu Công tác bí mật do Ban Tuyên truyền của Đảng xuất bản năm 1942 gồm những nội dung gì?

A. Hướng dẫn những điều phải làm để giữ được nguyên tắc bí mật

B. Quy định nhiệm vụ của bí thư

C. Đáp án A, B

D. Qui định nhiệm vụ của đảng viên

Câu 4. Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 gồm những nội dung nào dưới đây?

A. Vạch rõ tính chất phản động trong chính sách văn hoá ngu dân của thực dân Pháp

B. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng văn hoá

C. Vạch ra phương hướng đấu tranh đúng đắn chống thực dân, phát xít

D. Cả ba đáp án trên

Câu 5. Chương trình Việt Minh được Bộ Tuyên truyền cổ động của Việt Minh công bố ngày 15/3/1944 đã nêu rõ những nội dung nào sau đây?

A. Sẽ lập nên chính phủ cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

B. Bài trừ văn hoá phản động; mở mang nền văn hoá Việt Nam

C. Cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ học

D. Cả ba đáp án trên

Câu 6. Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Câu nói trên là của ai?

A. Trường Chinh

B. Võ Nguyên Giáp

C. Hồ Chí Minh

D. Phạm Văn Đồng

Câu 7: “Xây dựng nền quốc dân giáo dục, chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hóa mới” là một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại Quốc dân Đại hội (họp ngày 16 – 17/8/1945 tại Đình Tân Trào). Nội dung trên được thể hiện trong tài liệu nào dưới đây?

A. Giành chính quyền toàn quốc và thi hành mười chính sách lớn của Việt Minh

B. Thi hành mười chính sách lớn của Việt Minh khi giành chính quyền toàn quốc

C. Nhiệm vụ khi giành chính quyền toàn quốc

D. Thi hành mười chính sách lớn của Việt Minh

Câu 8. Ngày 3/9/1945, Chính phủ lâm thời nước ta họp phiên đầu tiên đã nêu ra những nhiệm vụ cấp bách nào sau đây?

A. Phải phát động ngay một chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói

B. Mở ngay một chiến dịch chống nạn mù chữ

C. Tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân

D. Cả ba đáp án trên

Câu 9. Lớp học viết báo đầu tiên, lấy tên là lớp học viết báo Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức vào thời gian nào?

A. Tháng 7/1947

B. Tháng 4/1949

C. Tháng 6/1950

D. Tháng 1/1951

Câu 10. Bài hát Mười chín Tháng Tám là nguồn cổ vũ tinh thần của quân và dân ta, là sức mạnh lớn lao đập tan xích xiềng nô lệ. Bài hát do ai sáng tác, vào thời gian nào?

A. Nhạc sĩ Văn Cao, 2/9/1943

B. Nhạc sĩ Phạm Tuyên, 19/8/1944

C. Nhạc sĩ Xuân Oanh, 19/8/1945

D. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí, 2/9/1945

Ban Tổ chức

Ban Tổ chức