Phòng chống buôn bán động vật hoang dã thông qua CEPF
Đa dạng sinh học - Ngày đăng : 03:39, 06/12/2016
Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) hiện đang thực hiện giai đoạn thứ hai của chương trình Quỹ đối tác về các hệ sinh thái trọng yếu (CEPF) ở vùng Indo-Burma trong nỗ lực giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
CEPF tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ và tư nhân, để phát triển và thực hiện các dự án giúp bảo vệ đa dạng sinh học. Trong đó, nhiều sáng kiến trực tiếp giải quyết các hoạt động buôn bán bất hợp pháp. Ông James Tallant – Quản lý khu vực của CEPF cho biết, thương mại động vật hoang dã bất hợp pháp là một trong những nguyên nhân chính của sự mất đa dạng sinh học ở các điểm nóng Indo-Burma. Theo chiến lược ưu tiên của chương trình, CEPF tập trung đầu tư vào các dự án chứng minh phản ứng sáng tạo để buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.
Dự án đang thực hiện ở Trung Quốc nhằm nâng cao vai trò của những chú chó thám tử trong phát hiện động vật hoang dã. Ảnh: IUCN
Các dự án này bao gồm việc tài trợ các cơ quan thực thi pháp luật trong việc tìm ra các mạng lưới buôn bán động vật hoang dã hoạt động mạnh, hỗ trợ các chiến dịch tập trung làm giảm nhu cầu về sản phẩm từ động vật hoang dã của người tiêu dùng. Đồng thời, hỗ trợ việc xây dựng hệ thống công cộng thực thi pháp luật về phòng chống buôn bán động vật hoang dã chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Được biết, CEPF đang thực hiện một dự án tài trợ ở Trung Quốc để hạn chế thương mại động vật hoang dã bất hợp pháp từ Đông Nam Á sang miền Nam Trung Quốc. Dự án nhằm ngăn chặn nạn buôn bán động vật hoang dã thông qua việc đào tạo chuyên môn cho cán bộ hải quan, nâng cao vai trò của những chú chó thám tử trong phát hiện động vật hoang dã và tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận chính sách về thương mại động vật hoang dã bất hợp pháp.
Tại Việt Nam, CEPF đã tài trợ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (EVN) – tổ chức phi chính phủ địa phương làm việc về tăng cường sự tham gia của công chúng trong việc giải quyết các hoạt động buốn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ở Indo-Burma. Nhờ đó, tổ chức huy động công dân Việt Nam phát triển một mạng lưới tình nguyện viên quốc gia, quản lý một đường dây nóng buôn bán động vật hoang dã quốc gia.
PV