Phát hiện hóa thạch chim cánh cụt to như người và cổ nhất

Đa dạng sinh học - Ngày đăng : 02:46, 10/03/2017

Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Science of Nature, các mẩu xương chim cánh cụt mới được tìm thấy cao tới 1,5 mét, sống cách đây khoảng 61 triệu năm gần sông Waipara, New Zealand. Nó được đặt tên là “chim cánh cụt khổng lồ Waipara.

(Moitruong.net.vn) Theo Daily Mail, hóa thạch này được tìm thấy gần sông Waipara (New Zealand), nên được đặt tên là “chim cánh cụt khổng lồ Waipara”.

Tác giả chính của công trình nghiên cứu – tiến sĩ Gerald Mayr đến từ Viện nghiên cứu Senckenberg (Frankfurt, Đức) cho biết: “Hóa thạch phát hiện lần này khác hẳn so với trước đây, phần xương chân của hóa thạch này có kích thước khá lớn. Điều này nghĩa là những con chim cánh cụt thời kỳ đầu khá đa dạng và tiến hóa từ rất sớm”.

tải xuống

Hình mô phỏng

Một số phân tích di truyền học chỉ ra rằng, những con chim cánh cụt ngày nay thuộc họ Spheniscidae tiến hóa từ chim không biết bay, sống cách đây khoảng 40 đến 100 triệu năm. Tổ tiên sớm nhất của chúng có thể là những con chim có khả năng bay, sống trong kỷ Phấn trắng cách đây 60 đến 65 triệu năm.

Chim cánh cụt là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu. Châu Nam Cực chỉ toàn băng tuyết, với nhiệt độ trung bình hàng năm thấp nhất trong các châu lục trên Trái Đất, nhưng chim cánh cụt vẫn sống và có tới hàng chục loài khác nhau. Chúng có lông rậm, mỡ dày để chịu rét. Khối lượng thay đổi tùy loài, có thể lên đến vài chục kilôgam. Chúng thường sống thành bầy, đông tới hàng nghìn con.

Minh Hằng