Cảm cúm: biện pháp phòng ngừa và điều trị
Y tế - Ngày đăng : 07:05, 21/02/2017
– Hiện nay thời tiết giao mùa xuân – hạ với độ ẩm cao là môi trường rất thuận lợi cho các bệnh cảm cúm phát triển. Cảm cúm là tình trạng viêm mũi cùng với viêm họng do virut gây ra). Thật khó chịu với những triệu chứng như chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho, xung huyết mắt, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ, mệt mỏi. Bệnh này thông thường không nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan, nhất là trẻ nhỏ, người có bệnh mạn tính lại là vấn đề không thể chủ quan.
Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây lan virut. Những người có hệ miễn dịch kém có khả năng mắc bệnh rất cao. Thiếu ngủ và suy dinh dưỡng cũng dễ bị cảm cúm vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Ở trẻ nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khí quản, gây nên triệu chứng viêm thanh quản do kích thước đường hô hấp ở trẻ nhỏ.
Cảm cúm thông thường bắt đầu với sự mệt mỏi, toàn thân rã rời, cảm giác lạnh toàn thân, hắt hơi, đau đầu kéo dài trong vài ngày, sau đó là chảy mũi và ho. Các triệu chứng có thể bắt đầu sau 16 giờ mắc bệnh, đỉnh điểm 2-4 ngày sau khi khởi phát. Các triệu chứng thường chấm dứt sau 7-10 ngày nhưng một số có thể kéo dài tới 3 tuần. Kinh nghiệm cho thấy trong những ngày lạnh và mưa, nhất là thời tiết ẩm ướt kèm theo mưa phùn kéo dài là điều kiện thuận lợi cho virut phát triển nên có nhiều người bị bệnh… Hơn nữa, thời tiết lạnh ẩm làm hệ thống hô hấp của con người nhạy cảm hơn. Đặc biệt, mùa xuân là mùa gia tăng các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, các bệnh phổi tắc nghẽn… nên số người cảm cúm cũng gia tăng.
Cách phòng và điều trị cảm cúm:
Biện pháp phòng bệnh:
+ Tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch:
– Có chế độ làm việc, sinh hoạt, vui chơi giải trí khoa học.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
– Hạn chế hoặc không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá.
– Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, nơi ở…
– Giữ cho nhà bếp và phòng tắm sạch sẽ, đặc biệt là khi ai đó trong gia đình bị cảm cúm. Rửa đồ chơi trẻ em sau khi chơi.
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và virus gây bệnh:
– Rửa tay: Vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn và dạy trẻ em tầm quan trọng của rửa tay.
– Đeo khẩu trang: Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và khi ra đường.
– Sử dụng khăn giấy khi hắt hơi và ho. Huỷ khăn giấy đã được sử dụng ngay lập tức và sau đó rửa tay cẩn thận. Dạy trẻ em che miệng khi hắt hơi hoặc ho nếu không có khăn.
– Không sử dụng chung đồ dùng, đồ sinh hoạt với người bị cảm cúm. Các thành viên trong gia đình nên sử dụng riêng các vật phẩm liên quan đến hệ hô hấp như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn lau, cốc chén bát..
– Không nên tiếp xúc lâu với người bị cảm cúm hoặc tiếp xúc mà không sử dụng khẩu trang, gang tay…
+ Tự bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi:
– Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, làm mát cơ thể khi trời nóng.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với mưa, gió lạnh.
– Vệ sinh răng miệng, đường hô hấp thường xuyên.
– Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho cơ thể.
Cách điều trị cảm cúm:
Cảm cúm thông thường không có thuốc đặc trị. Kháng sinh không được sử dụng để chống lại virus gây cảm cúm. Việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh. Nghỉ ngơi, uống nước để duy trì độ ẩm, súc miệng bằng nước muối là các phương pháp đơn giản mà hiệu quả.
+ Điều trị triệu chứng:
– Phương pháp điều trị giúp giảm triệu chứng là sử dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt.
– Các công trình nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc ho để điều trị không hiệu quả bằng thuốc giảm đau.
– Ở người lớn triệu chứng sổ mũi có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc chống Histamine thế hệ đầu tiên, tuy nhiên chúng gây nên các tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tỉnh táo.
– Các loại thuốc thông mũi như Pseudoephedrine khá hiệu quả trong điều trị cảm lạnh.
– Người lớn không nên dùng thuốc nhỏ thông mũi hoặc thuốc xịt cho hơn một vài ngày vì sử dụng kéo dài có thể gây viêm mạn tính của màng nhầy.
– Siro ho: Hạn chế sử dụng các loại thuốc này vì nó không điều trị hiệu quả nguyên nhân cơ bản của các chứng ho do cảm cúm. Một số thành phần trong Siro ho có thể gây hại cho trẻ em.
+ Việc sử dụng kháng sinh:
Thuốc Kháng sinh không có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm của virus cảm lạnh thông thường. Do những tác dụng phụ nên nó cỏ thể gây nhiều tác hại tới người sử dụng, tuy nhiên nhiều người vẫn sử dụng chúng khi bị cảm lạnh. Nguyên nhân là do tâm lý người dùng cũng như hiểu biết chưa đầy đủ,sâu sắc của bác sĩ về được mất khi dùng kháng sinh. Thực tế là nó không hiệu quả bằng các loại thuốc chống virus, mặc dù nó cũng cho một ít hiệu quả trong điều trị
+ Các phương pháp điều trị khác:
Các phương pháp điều trị này có thể không có khả năng chữa cảm cúm nhưng có tác dụng bồi bổ cơ thể, giảm các triệu chứng bệnh và giúp người bệnh thỏa mái hơn:
– Uống nhiều chất lỏng như nước, nước trái cây, trà và súp nóng. Chúng giúp thay thế chất dịch bị mất trong quá trình sản xuất chất nhờn hoặc sốt. Tránh uống rượu và caffeine vì chúng có thể gây mất nước. Không được hút thuốc lá vì khói thuốc làm nặng thêm các triệu chứng.
– Nghỉ ngơi khi bị cảm cúm sẽ giúp bạn sớm hội phục và tránh khả năng lây cảm cúm cho người khác.
– Điều chỉnh nhiệt độ phòng và độ ẩm. Giữ phòng ấm áp, nhưng không quá nóng. Nếu không khí khô, tạo độ ẩm lạnh sương mù hoặc bình phun hơi có thể làm ẩm không khí và giúp giảm bớt tắc nghẽn và ho.
– Xúc họng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày hoặc uống nước chanh nóng với mật ong có thể giúp làm dịu đau họng và giảm ho.
– Để giúp làm giảm nghẹt mũi, hãy thử mũi với giọt nước muối. Có thể mua thuốc nhỏ giọt theo toa và sẽ có hiệu quả, an toàn và không gây kích thích ngay cả đối với trẻ em
Thu Thủy (T/H)