Kiên Giang: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Mậu Tuất năm 2018
Y tế - Ngày đăng : 10:23, 09/02/2018
(Moitruong.net.vn) – Để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP) trong dịp Tết Mậu Tuất năm 2018 và Lễ hội Xuân 2018, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Kiên Giang triển khai kế hoạch đảm bảo ATTP trong dịp Tết Mậu Tuất năm 2018 và mùa Lễ hội Xuân năm 2018, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm.
Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm
Kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, bảo đảm số cơ sử được thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017.
Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã, kiểm tra tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội năm 2018 như: rau, thịt, rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, dịch vụ ăn uống, các cơ sở sản xuất tại làng nghề, cơ sở kinh doanh tại các chợ và siêu thị; phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng đến người dân, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Huy động các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm tham gia công tác truyên thông tuyên truyền, hướng dẫn cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thục phẩm an toàn, nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biển thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
Giám sát việc thực hiện điều kiện cơ sở kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần làm việc giảm thiểu ngộ độc thực phẩm.
Biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy dịnh pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ rõ các vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nêu rõ trách nhiệm của các nhà quản lý, của các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và từng cá nhân, tập thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm tại các sự việc cụ thể.
Tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết, không uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không lạm dụng rượu, bia trong những ngày Tết, không uống rượu ngâm với các lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, không uống rượu khi không được công bố tiêu chuẩn chất lượng, trẻ em không được uống rượu bia.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tập trung kiểm tra giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giây cam kết sản xuât thực phẩm an toàn, giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối vớỉ chủ cơ sở và người lao dộng trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hồ sơ công bố tiêu chuẩn.. chứng nhận hợp qụy, xác nhận phù hợp quy định ATTP đối với những sản phẩm thuộc diện bắt buộc phải công bô nhãn sản phầm hàng hóa thực phẩm, tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo, hồ sơ theo quy định về chất lượng sản phẩm, điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, con người; quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nguồn nguyên liệu, phụ gia thực phẩm; nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP theo quy định khi cần thiết.
Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống, tập trung xem xét giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở và người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện bảo đảm ATTP: bao gồm điều kiện cơ sở; trang thiết bị dụng cụ, con người; quy trình chế biến bảo quản thực phầm; nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, lưu mẫu thức ăn, bảo đảm nước sạch dùng cho chế biến thực phẩm.
Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung xem xét cơ sở có bảo đảm cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm, thức ăn có được bầy bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm ATTP, kiểm tra nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm; kiểm tra bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, dụng cụ che nắng, mưa, bụi, côn trùng và động vật gây hại, nguồn nước phục vụ việc chế biến, kinh doanh và điều kiện về sức khỏe, kiến thức và thực hành của chủ cơ sở, người trực tiếp chế biển, kinh doanh thực phẩm và lấy mẫu kiểm nghiệm khi cẩn thiết.
Trương Anh Sáng