Kính hiển vi lực nguyên tử phát hiện ung thư chính xác đến 94%
Y tế - Ngày đăng : 13:00, 18/12/2018
Việc chẩn đoán chính xác đến 94% ung thư bàng quang bằng kính hiển vi lực nguyên tử trên nước tiểu có thể là bước tiến mới trong y học.
>>>Đồng Nai: Dân nhận 12,3 tỷ đồng sau vụ cá chết trắng bè
>>>Miền Trung: Mưa lũ vẫn diễn biến phức tạp
Giờ đây, các nhà khoa học đã tìm ra cách sử dụng kính hiển vi lực nguyên tử để phát hiện ung thư bàng quang trong các mẫu nước tiểu. Bằng cách chỉ phân tích năm ô hiển vi, nó có thể đạt được độ chính xác lên đến 94%.
Theo Wikipedia, kính hiển vi lực nguyên tử (viết tắt là AFM) là một thiết bị quan sát cấu trúc vi mô bề mặt của vật rắn dựa trên nguyên tắc xác định lực tương tác nguyên tử giữa một đầu mũi dò nhọn với bề mặt của mẫu, có thể quan sát ở độ phân giải nanômét.
Thiết bị này được sáng chế bởi Gerd Binnig, Calvin Quate và Christoph Gerber vào năm 1986. Mặc dù đã tồn tại được đến hơn 30 năm, mọi người vẫn chưa thể tìm ra cách ứng dụng thiết bị này trên lâm sàng. Nhưng mọi thứ đã thay đổi trong năm nay với sự tiến bộ của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo cũng như học máy (machine learning).
Trước đây với phương pháp nhìn vào mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi ánh sáng không thể là phương pháp chẩn đoán chính xác. Lý do là vì không phải tất cả các mẫu nước tiểu từ những người bị ung thư sẽ chứa các tế bào ung thư, đồng thời các nhà quan sát có thể không xác định rõ liệu các tế bào họ nhìn thấy có phải là ung thư hay không.
Nhưng kính hiển vi lực nguyên tử không dựa vào nhận dạng trực quan của các tế bào ung thư. Nó sẽ kiểm tra các thông số của các bề mặt tế bào, từ đó nó sẽ đo mức độ mà các tế bào tuân thủ đầu dò quét. Phân tích cụ thể này cũng không dựa vào các nhà quan sát mà dựa vào học máy, trong đó một thuật toán trí tuệ nhân tạo được đào tạo để nhận ra tế bào ung thư.
Trường hợp nếu không có tế bào ung thư trong mẫu thử thì sao? Với ung thư bàng quang, nhiều tế bào trong nước tiểu của bệnh nhân có thể mang dấu hiệu ung thư trên bề mặt ngay cả khi mẫu thử không chứa tế bào ung thư. Phương pháp AFM mới sử dụng phương pháp này để phân biệt giữa bề mặt tế bào với mô bình thường và mô ung thư. Nhờ vậy việc phát hiện chính xác có thể chính xác đến 94%.
Theo các nhà khoa học, họ đã “định dạng được một chữ ký số” cho tế bào ung thư nhờ tổng hợp các thông tin từ những thay đổi của glycocalyx, một lớp vỏ protein và lipid bao quanh màng tế bào lót bàng quang.
Với việc ứng dụng kính hiển vi lực nguyên tử cùng khả năng tổng hợp “chữ ký số ung thư” để máy tính tự phát hiện, phương pháp kiểm tra không xâm lấn này có thể sẽ còn được áp dụng để phát hiện và chẩn đoán các bệnh ung thư khác nếu các nhà khoa học có thể tổng hợp được thông tin các “chữ ký” mới của các loại bệnh đó như: ung thư đại trực tràng, ưng thư cổ tử cung,…
Bằng cách thay đổi các thông số bề mặt, nó cũng có thể được sử dụng để phát hiện các bất thường tế bào khác và thậm chí có thể theo dõi độ nhạy cảm và phản ứng với thuốc. Do đó, kính hiển vi lực nguyên tử đang được khai thác bởi các bác sĩ có thể “khởi động” một lĩnh vực chẩn đoán nano hoàn toàn mới.
An Nhiên(theo arstechnica)