Quảng Nam: Bùng phát 2 ổ dịch cúm A/H5N6 trên gia cầm
Y tế - Ngày đăng : 00:18, 11/03/2019
>>>> Cả nước đã có 4 tỉnh đã xuất hiện dịch tả heo châu Phi
>>>Thanh Hóa: Tiêu hủy gần 250 con lợn bị dịch tả Châu Phi
Cụ thể, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Tiên Phước đã tiếp nhận thông tin trình báo của hộ ông Nguyễn Thành Biên (trú thôn 4, xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước) về việc đàn gà gia đình bất ngờ bị chết nhiều.
Sau đó, đơn vị đã lấy 4 mẫu đem đi xét nghiệm thì dương tính với cúm A/H5N6. Sau đó, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Tiên Phước đã tiến hành đem đi tiêu hủy 2.300 con gà của hộ gia đình ông Biên.
Ảnh minh họa
Tiếp đến, ngày 1/3, hộ gia đình bà Nguyễn Thị Nhàn (trú thôn 4, xã Tiên Thọ) cũng trình báo về việc đàn gà mình bị chết nhiều không rõ nguyên nhân. Sau đó, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Tiên Phước đã lấy 6 mẫu đem đi xét nghiệm thì cũng dương tính A/H5N6. Đến ngày 3/3, toàn bộ khoảng 1.700 con gà và 50 con vịt của hộ gia đình bà Nhàn đã tiêu hủy.
“Đây là con số mà cơ quan chức năng đã tiêu hủy, còn số con gia cầm mà gia đình đã tiêu hủy trước đó thì chúng tôi không biết”, ông Được nói.
Trước tình trạng này, Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện Tiên Phước đã thành lập 2 chốt chặn nhằm không để gia cầm địa phương tuồn ra bên ngoài và ngược lại. Đồng thời, báo cáo cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam về sự việc này.
Hiện tại, Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Tiên Phước đã chuẩn bị hơn 10.000 liều vắc xin để tiêm phòng chống dịch cúm A/H5N6 cho các đàn gia cầm cho của người dân gần 2 ổ dịch này.
Ngay sau khi khi nhận tin báo, lực lượng chức năng địa phương đã tiến hành gửi mẫu đi xét nghiệm và phát hiện đàn gà của 2 hộ dân này bị nhiễm cúm A/H5N6. Chính quyền địa phương phối hợp cùng cơ quan chuyên môn đã tiêu hủy trên 5.000 con gia cầm bị dịch và tiến hành khoanh vùng dập dịch.
Hiện nay, các lực lượng liên quan đã chốt chặn không cho đưa gia cầm ra khỏi địa phương; vận động người dân ở những khu vực lân cận nhốt gia cầm để tiêm phòng; đồng thời chuẩn bị đầy đủ lượng vaccine phòng chống dịch bệnh, không để lây lan trên diện rộng.
An An (T/h)