Xe con, xe tải gây ô nhiễm khí thải làm 4 triệu trẻ bị suyễn mỗi năm
Y tế - Ngày đăng : 09:26, 12/04/2019
– Nghiên cứu mới nhất cho biết, 4 triệu trẻ em trên toàn thế giới bị bệnh suyễn/năm do xe con và xe tải gây ô nhiễm môi trường, tương đương 11.000 ca bệnh /ngày.
>>> Thừa Thiên – Huế: Xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi thứ 3
>>> Truyền nhiệt trong nước sôi: Cải thiện hiệu suất nhà máy điện và giảm lượng khí thải
Đa số các ca bệnh mới xảy ra ở những nơi mà mức ô nhiễm đã thấp hơn mức cho phép của WHO, cho thấy không khí độc gây nguy hiểm hơn người ta tưởng.
Sức khỏe trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thất từ không khí độc và sự phơi nhiễm với không khí độc cũng khiến các em bị đau phổi. Bệnh suyễn có thể gây co giật dẫn đến chết người.
Thứ gây ô nhiễm chính là khí nitrogen dioxide (NO2) do xe chạy dầu diesel tạo ra, và nhiều loại xe phát khí thải quá mức cho phép trên đường bộ. Nghiên cứu mới kết hợp dữ liệu ô nhiễm NO2 chi tiết với tỉ lệ mắc bệnh và số dân. Nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ô nhiễm giao thông và hen suyễn ở trẻ em, và ô nhiễm gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng. Dữ liệu về rủi ro này được sử dụng để tính toán số lượng các trường hợp mới trên toàn thế giới.
Ảnh minh họa
Bằng chứng dịch tễ học chỉ ra NO2 là khí gây ô nhiễm mạnh nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể loại trừ các khí ô nhiễm khác cũng do xe cộ thải ra, ví dụ các hạt nhỏ, cũng là một yếu tố vì không thể thử nghiệm trực tiếp trên người.
3 nước có tổng số ca trẻ nhiễm bệnh suyễn cao nhất mỗi năm là Trung Quốc (760.000 ca), Ấn Độ (350.000 ca) và Mỹ (240.000 ca).
Quốc gia có tỷ lệ hen suyễn ở trẻ em cao nhất do ô nhiễm giao thông là Hàn Quốc, với gần 1/3 các trường hợp mới bị hen suyễn phương tiện giao thông. Nhật Bản và Bỉ nằm trong top 10, cùng với 6 quốc gia Trung Đông, bao gồm Ả Rập Xê-út.
Do dân số và mức độ ô nhiễm cao, 3 quốc gia hàng đầu có tổng số trẻ em mới mắc bệnh hen suyễn nhiều nhất mỗi năm là Trung Quốc (760.000 trẻ em), Ấn Độ (350.000 trẻ) và Mỹ (240.000 trẻ). Các nhà khoa học cho biết nghiên cứu của họ có thể đánh giá thấp mức độ thực sự ở nhiều quốc gia nghèo, nơi bệnh hen suyễn thường không được chẩn đoán.
Thiệt hại cho sức khỏe trẻ em không chỉ giới hạn ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi mức độ ô nhiễm rất cao. Tại các thành phố của Anh và Úc, các nhà nghiên cứu cho rằng ô nhiễm giao thông là một trong những nguyên nhân gây ra 3/4 trường hợp hen suyễn mới ở trẻ em.
Canada có tỷ lệ mắc hen suyễn liên quan đến giao thông cao thứ ba trong số 194 quốc gia được phân tích, trong khi Los Angeles và thành phố New York nằm trong top 10 thành phố tồi tệ nhất trong số 125 thành phố được đánh giá. Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương với không khí độc hại và phơi nhiễm cũng bị phổi còi cọc.
Nghiên cứu trên là đánh giá toàn cầu đầu tiên về tác động của khói giao thông đối với bệnh hen suyễn ở trẻ em dựa trên dữ liệu ô nhiễm có độ phân giải cao.
Nghiên cứu mới này kết hợp dữ liệu ô nhiễm NO2 chi tiết với tỷ lệ mắc hen suyễn và số dân. Nhiều nghiên cứu lớn đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ô nhiễm giao thông và hen suyễn ở trẻ em và ô nhiễm đó gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng. Dữ liệu về rủi ro này được sử dụng để tính toán số lượng các trường hợp mới trên toàn thế giới.
“Bằng chứng cho thấy có thể có mối quan hệ nhân quả mạnh mẽ giữa ô nhiễm giao thông và tỷ lệ mắc hen suyễn ở trẻ em. Vì vậy, ô nhiễm giao thông có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ mắc hen suyễn ở trẻ em”, ông Ploy Achakulwisut cũng thuộc Đại học George Washington, tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết.
Bằng chứng dịch tễ học cho NO2 là chất gây ô nhiễm chính là mạnh nhất. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không thể loại trừ các chất ô nhiễm khác cũng được xả ra từ các phương tiện, chẳng hạn như các hạt nhỏ, cũng là một yếu tố vì không thể thử nghiệm trực tiếp trên người.
Tổn thất cho sức khỏe trẻ em không chỉ ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi mà mức ô nhiễm đặc biệt cao. Tại các thành phố Anh, Úc, các nhà nghiên cứu quy ô nhiễm giao thông đã gây ra ¾ số ca bệnh suyễn mới nơi trẻ em.
Ngọc Linh (t/h)