Cách xử lý khi nhiệt kế bị vỡ để tránh ngộ độc thủy ngân
Y tế - Ngày đăng : 08:34, 04/09/2019
Lượng thủy ngân trong nhiệt kế rất nhỏ, thường chỉ đến 3g.
Thủy ngân là một kim loại màu trắng bạc, thể lỏng, không tan trong nước và có thể bốc hơi tương đối dễ ở nhiệt độ phòng.
Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, được hấp thu rất ít khi vào đường tiêu hóa nhưng chúng sẽ trở nên rất độc khi vào phổi do trẻ hít phải trực tiếp. Khi trẻ hít phải thủy ngân sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.
Nếu hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân nhiều.
Nhiều cha mẹ do bất cẩn, dùng cặp nhiệt độ cho con xong để chúng trên bàn hoặc giường, trẻ nghịch dẫn đến vỡ mà không biết, điều này rất nguy hiểm. Bởi với nhiệt độ trong phòng, thủy ngân rất dễ bốc hơi. Với nhiệt độ càng cao thì thủy ngân bốc hơi càng nhanh, càng nhiều và hình thành hơi Mercuryc rất độc hại và dễ xâm nhập vào cơ thể con người bằng con đường hô hấp, kể cả thấm qua da theo các tuyến thể, chân lông.
Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, nên kiểm tra xem thủy ngân có bị dính vào người và quần áo của trẻ không. Nếu có thì nên thay bỏ toàn bộ quần áo, thu dọn hạt thủy ngân vương vãi, tránh cho trẻ nhỏ và người lớn chạm trực tiếp.
Một số bí quyết khi thu dọn thủy ngân
Nên đặc biệt cẩn thận khi dọn sạch thủy ngân.
• Thông gió cho căn phòng bằng cách mở cửa sổ, ví dụ – để cửa sổ mở trong ít nhất 15 phút
• Ra khỏi phòng trong khi thông gió cho phòng, không cho trẻ em và vật nuôi vào phòng.
• Đi găng tay cao su hoặc găng tay ni lông và thay quần áo cũ trước khi dọn các hạt thủy ngân và kính vỡ
• Nhặt các mảnh kính thật cẩn thận và cho chúng vào túi hoặc hộp đựng bằng nhựa.
• Thu gom các hạt thủy ngân đổ ra bằng một chiếc thẻ mỏng hoặc bằng một dải băng keo – bạn cũng có thể sử dụng chai nhựa rỗng để hút chúng lên, ví dụ như một chai nước giặt đã dùng hết.
• Các hạt thủy ngân hạt phản chiếu ánh sáng, vì vậy bạn có thể sử dụng ánh lửa để tìm những hạt khó phát hiện
• Cho chiếc thẻ (hoặc chai) và các hạt thủy ngân vào các túi nhựa
• lau sạch vùng bị đổ bằng một miếng giẻ ẩm, sau đó cho miếng giẻ chung vào túi và dán kín.
• Để phòng thông thoáng trong ít nhất 24 giờ sau khi dọn sạch thủy ngân tràn.
Thủy ngân đổ lên bề mặt thấm hút, như thảm và nệm, có thể khó dọn sạch. Trong những trường hợp này, nên liên lạc với cơ quan y tế môi trường địa phương. Những khu vực bị ảnh hưởng có thể cần phải dọn dẹp và xử lý đặc biệt.
Những việc không làm
Khi dọn sạch thủy ngân tràn:
• Không cho túi đã dán kín vào thùng rác của gia đình, vì thủy ngân được phân loại là chất thải độc hại
• Không dùng tay trần để chạm vào thủy ngân
• Không sử dụng máy hút bụi
• Cố gắng không tạo ra bụi – nếu có bụi, tránh hít phải nó.
• Không đổ thủy ngân xuống bồn rửa hoặc cống.
• Không quét thủy ngân bằng chổi
• Không giặt quần áo dính thủy ngân trong máy giặt – hãy cho chúng vào túi dán kín và vứt bỏ.
Rửa da hoặc mắt bằng nước ấm trong ít nhất 10-15 phút nếu chúng tiếp xúc với thủy ngân. Cần đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế nơi gần nhất để được các y bác sĩ hướng dẫn.
Nhiệt kế thủy ngân hiện đang được loại bỏ. Bạn có thể sử dụng nhiều loại nhiệt kế khác để đo nhiệt độ, chẳng hạn như nhiệt kế điện tử, nhiệt kế dán và nhiệt kế đo tai.
Mộc An (t/h)