Những điều cần biết để phòng bệnh thận

Y tế - Ngày đăng : 10:00, 17/09/2019

Moitruong.net.vn – Thận được coi là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong c‌ơ t‌hể con người. Việt Nam hiện có khoảng hơn 10 triệu người bệnh thận mạn tính, trong đó khoảng 26.000 người ở giai đoạn cuối.

Thận là một cơ quan thuộc hệ tiết niệu, có nhiệm vụ sản xuất ra nước tiểu để đào thải các chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thận còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác như giữ cho môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định về nước, điện giải, khoáng chất, kiềm toan và cùng với tủy xương tạo hồng cầu cho cơ thể.

Nếu nhiệm vụ này bị suy yếu, các chất thải độc hại tích tụ lại trong cơ thể, môi trường xáo trộn, gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Khi suy thận diễn ra cấp tính, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng thận có thể hồi phục và người bệnh có thể hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến mạn tính thì chức năng thận sẽ không thể hồi phục.

Nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn là do viêm cầu thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận tắc nghẽn, di truyền… Đặc biệt, tình trạng nhiễm độc do thuốc, thói quen tùy tiện dùng thuốc không có sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc giảm đau kéo dài,…cũng là nguyên nhân gây suy thận vì hầu hết thuốc được thải trừ qua thận.

Ảnh minh họa

Những biểu hiện của tình trạng bệnh

Tiểu đường

Ở người bị tiểu đường, lượng đường trong m‌áu tăng liên tục có khả năng gây hại cho thận. Tình trạng này được gọi là bệnh thận đái tháo đường (diabetic nephropathy).

Huyết áp cao

Tăng huyết áp không được kiểm soát có khả năng làm hỏng các động mạch quanh thận, hạn chế hoặc ngăn chặn việc cung cấp m‌áu cho các mô hiện diện quanh thận. Điều này có thể gây ra bệnh thận

Trào ngược bàng quang niệu quảng

Trào ngược bàng quang niệu quảng (VUR) có đặc trưng là dòng nước tiểu thay vì lưu chuyển từ thận xuống bàng quang thì lại trào ngược từ bàng quang lên thận.

Viêm bể thận

Về cơ bản, viêm bể thận là nhiễm trùng thận nặng, có khả năng làm hỏng bộ phận tối cần thiết này của c‌ơ t‌hể.

+ Những dấu hiệu

Sự thèm ăn kém

Đây là một triệu chứng rất chung chung, nhưng sự tích tụ đ‌ộc tố do chức năng thận suy g‌iảm có thể là một trong những nguyên nhân.

Muốn đi tiểu thường xuyên

Nếu bạn cảm thấy cần đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi bộ lọc thận bị tổn thương, nó có thể làm gia tăng nhu cầu đi tiểu. Đôi khi điều này cũng có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở đàn ông.

Vọp bẻ cơ bắp

Mất cân bằng điện g‌iải có thể là do chức năng thận bị suy g‌iảm. Chẳng hạn, mức calcium thấp và phosphorous được kiểm soát kém có thể góp phần khiến cơ bắp bị vọp bẻ.

Sưng mắt cá chân và bàn chân

Chức năng thận g‌iảm có thể dẫn đến việc giữ sodium, gây sưng ở chân và mắt cá chân của bạn. Sưng ở chi dưới cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tim, bệnh gan và các vấn đề về tĩnh mạch chân mạn tính

Tú Anh (T/h)

Tú Anh (T/h)