Không chỉ là gia vị ngon mà còn cực hữu ích để chữa bệnh vào mùa se lạnh với loại rau này

Y tế - Ngày đăng : 00:30, 26/09/2019

Moitruong.net.vn – Với hàm lượng chất dinh dưỡng thực vật và vitamin cao, rau mùi có nhiều tác dụng cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh, giúp ngủ sâu, ăn ngon, cải thiện vấn đề về dạ dày, lá lách…

Là một loại rau gia vị thơm ngon dễ dùng, rau mùi rất được ưa chuộng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.

Rau mùi còn có tên gọi hương tuy, hồ tuy, ngổ thơm, là loại thân thảo, lá thưa, thu hái quanh năm. Đây là loại rau phổ biến ở Việt Nam, có mùi thơm dễ chịu, được dùng ăn sống hoặc trong các món nộm, salad, làm gia vị nêm các món súp, điều chế các loại nước xốt, trang trí trên các món ăn trong mâm cỗ cho đẹp. Ít người biết đến công dụng của loại rau này.

Ngoài việc sử dụng làm rau gia vị, ăn sống, bạn hoàn toàn có thể sử dụng rau mùi ta để áp dụng làm thuốc chữa bệnh, phòng chống nhiều bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau mùi ta được đưa ra:

– Làm đẹp da: Đây là một trong những vấn đề hàng đầu được chị em quan tâm. Để làm đẹp da bằng rau mùi, bạn có thể làm bài thuốc sau: Lấy toàn bộ cây mùi già đem nấu nước tắm thường xuyên sẽ giúp da trở nên sáng đẹp và mềm mại hơn. Sử dụng nước cây mùi già gội đầu cũng giúp tóc đen dài. Có thể sắc đặc nước cây mùi già để chấm lên tàn nhang, nốt ruồi bằng cách xoa đắp cũng rất hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng làm rau gia vị, ăn sống, bạn hoàn toàn có thể sử dụng rau mùi ta để áp dụng làm thuốc chữa bệnh, phòng chống nhiều bệnh.

Loét lưỡi: Niêm mạc lưỡi lở loét do nhiễm trùng, do ăn đồ quá nóng… có thể sử dụng lá rau mùi 20g, húng chanh 12 lá, cả hai đem ngâm nước muối. Sau đó nhai thật kỹ cả hai loại lá này, ngậm nuốt từ từ sẽ rất hiệu quả trong việc chữa loét lưỡi.

– Đau bụng sau khi ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu: Lấy một nắm rau mùi đem sắc cùng 10g vỏ quýt, uống khi còn ấm sẽ trị bệnh đường tiêu hóa siêu tốt.

– Kiết lỵ: Hạt mùi đem sao thơm, tán nhỏ và uống như thuốc, mỗi lần khoảng 8g để chữa kiết lỵ.

– Trị cảm cúm: 30g mùi ta, 3 củ hành và 5 lát gừng tươi đem sắc lên uống.

– Lợi sữa, chữa thiếu sữa, mất sữa: Bạn có thể sử dụng bài thuốc từ lá rau mùi khô 50g, hạt mùi 20g, sắc đặc uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần. Hoặc: Hạt mùi 12g, gạo nếp lức 30g, nấu cháo ăn. Hoặc: Hạt mùi 6g cho vào ấm cùng 100ml nước, đun sôi khoảng 15 phút lấy nước thuốc chia ra 2 phần uống hết trong ngày.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, rau mùi có 1% tinh dầu, 20% chất béo, 18% chất đạm, 8% xenluloza, 13% nitơ, là loại rau vị cay, tính ấm, có tác dụng mạnh lên vùng dạ dày, cải thiện tình trạng bệnh cho những người có vấn đề về lá lách và dạ dày, chán ăn, buồn nôn và những triệu chứng tương tự. Chất apigenin là một flavonoid tự nhiên được tìm thấy trong các loại thực vật khác nhau như rau mùi, cần tây có tác dụng điều trị bổ trợ các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.

Rau mùi cũng được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu, ngủ ngon.

Ngoài ra, rau mùi chứa hàm lượng cao axit béo omega 3 và omega 6, nhiều chất chống oxy hóa nên được xem là thảo dược giúp giảm các bệnh liên quan đến mắt như thị lực kém, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể… Vitamin A, C có trong rau mùi có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra. Một người trung bình có thể ăn 7-10 g rau mùi tây mỗi ngày.

Trong rau mùi có hạt mùi. Hạt mùi thực chất là phần quả chín đã sấy khô của cây rau mùi. Tây y dùng hạt mùi làm thuốc trung tiện, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Trong đông y, hạt mùi có vị cay tính ôn, có tác dụng tiêu đờm trệ, chữa đầy bụng, khó tiêu, co thắt đại tràng, ăn uống kém.

Lê An (t/h)

Lê An (t/h)