Phải tiết kiệm nước mới mong cứu ĐBSCL khỏi sụt lún

Tài nguyên nước - Ngày đăng : 03:02, 22/06/2017

Có thể người dân ở tỉnh Sóc Trăng và những tỉnh xung quanh ĐBSCL không cảm nhận được là mặt đất đang lún dần nhưng cái mà những người dân ở đây cảm nhận được là mấy năm gần đây thủy triều ngày một cao hơn. Cụ thể  nhà của một số người dân vào những đợt thủy triều cao nhất năm 2015 chỉ ngập nền nhà sau, sang năm 2016 nước ngập luôn cả nhà trước trong khi hai nền chênh nhau một tấc. Nhiều người sống ở khu vực ven biển tỉnh Bạc Liêu cũng có chung sự thắc mắc “không hiểu sao thủy triều năm nào cũng tăng và dường như tăng rất nhanh”. Chị Lê Kim Nhân (ngụ ấp Bà Hương, xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển, Cà Mau) lo lắng: “Mấy năm gần đây đỉnh triều cường mồi năm tăng từ 2 – 3 tấc”.

(Moitruong.net.vn) – Tình trạng sụt lún đất do khai thác nước ngầm ở ĐBSCL khiến mực nước ngầm một số nơi đã giảm từ 20 – 40 m, theo báo cáo “Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm lên sụt lún đất ở ĐBSCL”, do Trường ĐH Utrecht (Hà Lan) phối hợp với các chuyên gia VN thực hiện.
dbscl

Theo báo cáo của ĐH Utrecht, từ năm 1991 tình trạng khai thác nước ngầm ở ĐBSCL bắt đầu vượt mức, dẫn đến sụt giảm mực nước, lún tăng dần cùng với sự cạn kiệt tầng nước ngầm. Tốc độ sụt lún nhanh nhất là thời điểm hiện tại.
Ý thức được mức độ nghiêm trọng của tình trạng khai thác nước ngầm hiện nay, lãnh đạo Sóc Trăng đã ra văn bản cấm việc nuôi thủy sản nước ngọt trong vùng mặn đồng thời lên kế hoạch đầu tư hệ thống xử lý nước mặt phục vụ cho sinh hoạt của người dân đô thị. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại tình hình ô nhiễm nước sông hiện nay sẽ rất khó thực hiện.

Theo các chuyên gia, ở ĐBSCL sụt lún có một số nguyên nhân như sự co nén tự nhiên của các tầng địa chất, khai thác nước ngầm và thiếu vật liệu bồi đắp để bù lún. Trong một vài thập niên gần đây, Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện làm lượng phù sa sụt giảm đã làm giảm đáng kể sự bù lún tự nhiên làm cho quá trình sụt lún diễn ra nhanh hơn.
TS Lê Xuân Thuyên, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) lo lắng: Có thể ta phải nghĩ tới việc ưu tiên khu vực bảo vệ khi mà

“Để cứu ĐBSCL khỏi biến mất vì sụt lún thì không có cách nào khác hơn là phải hạn chế sử dụng nước ngầm để phục hồi. Nhưng giải pháp lại nằm ở phục hồi nước sông rạch bằng cách chuyển hướng sang canh tác sạch, giảm thâm canh lúa; xử lý nước thải trước khi đổ ra sông; không nên chạy theo phát triển công nghiệp lạc hậu đe dọa nguồn nước sông ngòi, kể cả nước mưa vì ô nhiễm không khí. Quan trọng hơn là không nên lầm tưởng công trình ngăn mặn, trữ ngọt sẽ cung cấp được nước ngọt cho sinh hoạt”, chuyên gia Chuyên gia độc lập Nguyễn Hữu Thiện phân tích.

Chí Nhân

Chí Nhân