Nguy hại khôn lường từ màng bọc thực phẩm bằng kim loại
Y tế - Ngày đăng : 12:00, 17/10/2019
Lá nhôm hay còn gọi là giấy bạc ngày càng được các bà nội trợ ưa chuộng trong việc đựng và bọc thực phẩm khi nướng. Màng bọc nhôm không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, ngoài việc giúp bảo quản thực phẩm khi cất trữ trong tủ lạnh. Màng bọc nhôm còn được sử dụng để bọc các thực phẩm sống trước khi đem đi nướng.
Kim loại nhôm chứa nhiều trong các sản phẩm thịt, cá, trứng sữa. Một số thực phẩm rau xanh như rau bina, nấm, củ cải và lá trà xanh được cho là hấp thụ kim loại nhôm nhiều hơn bình thường. Vì thế, các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên hạn chế sử dụng màng bọc nhôm đối với những nhóm thực phẩm này. Kim loại nhôm còn chứa nhiều trong các chất phụ gia thực phẩm và các đồ ăn chế biến sẵn.
Thực phẩm đang nóng và giàu axit sẽ dễ bị lây nhiễm kim loại từ màng bọc nhôm
Để tránh tình trạng nhiễm kim loại nhôm vào cơ thể, các nhà nghiên cứu đã khuyến nghị nên hạn chế sử dụng màng bọc nhôm, dụng cụ bếp và đồ đựng thức ăn làm bằng nhôm. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nên hạn chế sủ dụng màng bọc nhôm, dụng cụ bếp đối với những thức ăn còn đang nóng và những thức ăn có tính axit cao như cà chua hay chanh. Bởi thức ăn nóng và thức ăn chứa nhiều axit sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm kim loại nhôm từ các dụng cụ làm bếp.
Nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm phản ứng hóa học lại càng dễ xảy ra, hình thành chất hỗn hợp nhôm. Vi lượng nhôm sẽ hòa tan vào thức ăn, sau đó xâm nhập vào bên trong cơ thể con người dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến trí não.
Đặc biệt, chúng có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan, tỳ, thận… Bên cạnh đó, chị em cũng không nên dùng lá nhôm lưu trữ thực phẩm giàu axit như trái cây có vị chua, món ăn có dấm… Bởi axit có thể ăn mòn nhôm, khiến thức ăn có vị kim loại, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mức an toàn là 40 mg nhôm trên một kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
Nhật Lệ