Ô nhiễm không khí có thể gây hói đầu và rụng tóc
Y tế - Ngày đăng : 05:30, 17/10/2019
Không chỉ ảnh hưởng chức năng phổi và đe dọa nghiêm trọng sức khỏe con người, một nghiên cứu mới đây thấy rằng ô nhiễm không khí còn gây hói đầu và rụng tóc.
Tuần này, một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị học thuật châu Âu về Da liễu và Hoa liễu (EDV) tại Madrid, Tây Ban Nha, đã chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và bệnh rụng tóc ở người.
Để chứng minh không khí ô nhiễm có thể gây ra hói đầu, các nhà nghiên cứu đã phân tích các tế bào được lấy từ đáy nang lông trên da đầu. Họ tìm thấy các phân tử ô nhiễm, sinh ra từ hoạt động công nghiệp và các loại xe hơi chạy trên đường.
Hói đầu ở nam giới được biết đến là một căn bệnh do di truyền, hoặc do lão hóa, song, các tác động môi trường khiến tình trạng bệnh ngày một xấu đi.
Ô nhiễm không khí khiến tình trạng hói đầu ở nam giới nghiêm trọng hơn.
Một nghiên cứu tại Trung Quốc, một trong những quốc gia từng có mức độ ô nhiễm không khí cao, phát hiện số lượng đàn ông trong độ tuổi 20 hiện nay bị hói đầu cao hơn những người đàn ông cùng tuổi sống trong thế hệ trước.
Hạt vật chất là thuật ngữ được sử dụng để mô tả hỗn hợp các hạt rắn và lỏng được tìm thấy trong không khí. Nó được chia thành hai loại – PM10 là các hạt có đường kính 10 µm hoặc nhỏ hơn và PM2.5 có đường kính 2,5 µm hoặc nhỏ hơn.
Các hạt vật chất xuất hiện do đốt nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu diesel và các nhiên liệu rắn khác như than, dầu và sinh khối cũng như các hoạt động công nghiệp khác như xây dựng, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhóm nghiên cứu do nhà khoa hocj Hyuk Chul Kwon từ Trung tâm nghiên cứu Future Science, đứng đầu đã cho các tế bào nhú bì trên da đầu tiếp xúc với bụi PM10 và hạt diesel ở các nồng độ khác nhau. Sau 24 giờ, họ phân tích các mẫu, xác định mức protein cụ thể trong các tế bào. Kết quả, sự có mặt của bụi và các hạt diesel làm giảm lượng beta-catenin và morphogenesis, hai loại protein chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển của tóc. Ngoài ra, ba loại protein khác tên cyclin D1, cyclin E và CDK2 giúp mọc hay duy trì tóc cũng bị giảm đáng kể.
Nhóm nghiên cứu kết luận mức độ ô nhiễm càng lớn, lượng protein tăng trưởng tóc càng giảm.
“Ô nhiễm không khí gây ung thư, các bệnh về phổi, tim mạch đã được biết đến từ lâu, nhưng có rất ít, thậm chí chưa nghiên cứu nào tìm hiểu ảnh hưởng của việc phơi nhiễm với các hạt ô nhiễm trên da người, đặc biệt là tóc”, ông Hyuk cho biết. “Nghiên cứu của chúng tôi giải thích phương thức hoạt động của các chất ô nhiễm không khí đối với các tế bào nhú bì, chứng minh các chất ô nhiễm phổ biến nhất trong không khí gây rụng tóc như thế nào”.
Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh phụ thuộc vào liều lượng phân tử ô nhiễm, tức là mức độ ô nhiễm càng cao thì tóc rụng càng nhiều.
Phân tử ô nhiễm (còn có tên hạt vật chất) là một hỗn hợp các chất rắn và chất lỏng bay lơ lừng trong không khí. Các phân tử này được chia thành 2 loại: bụi mịn hay hạt PM10 (có đường kính từ 10 micromet trở xuống) và bụi thô PM2.5 (có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống).
Cả PM10 và PM2.5 đều được coi là chất gây ô nhiễm không khí nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như gây đau tim hoặc các bệnh liên quan đến chức năng phổi, ung thư và nhiều vấn đề hô hấp.
Các chất dạng hạt này sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch gồm xăng, dầu diesel và từ hoạt động của các ngành công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gốm sứ, gạch…
Ngọc Linh (t/h)