Nhiều bệnh truyền nhiễm nguy cơ bùng phát dịp cuối năm
Y tế - Ngày đăng : 04:30, 19/11/2019
Từ đầu năm đến nay, Bộ Y tế đã chủ động và quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (đặc biệt là sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng). Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, huy động sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch, tập trung vào các hoạt động giám sát, truyền thông, quản lý và kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để bùng phát, lan rộng. Thực hiện các giải pháp tăng số ngày tiêm chủng tại trạm y tế xã, triển khai tiêm chủng lưu động.
Trong 10 tháng đầu năm 2019, hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2018. Riêng sốt xuất huyết theo chu kỳ nên số mắc, số chết tăng so với cùng kỳ; số mắc tay chân miệng tăng 0,5%.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), mùa đông xuân và những tháng cuối năm là thời điểm dễ lây truyền các dịch bệnh truyền nhiễm như: sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm A/H7N9, Mers-CoV… Các bệnh lưu hành tăng cao tại nhiều khu vực, đặc biệt tại châu Á – Thái Bình Dương. Các bệnh nguy hiểm mới nổi tiếp tục ghi nhận tại châu Phi, châu Á và Trung Đông.
Một số bệnh đã được khống chế nhưng vẫn ở mức cao như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Riêng về bệnh sốt xuất huyết, hiện nước ta có 250.000 ca mắc, 49 ca tử vong.
Vào mùa Đông Xuân do thời tiết lạnh ẩm, là mùa tập trung đông người, gia tăng việc đi lại, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm. Do đó, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh đó cần thực hiện chỉ đạo bổ sung các giải pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi như tiêu hủy lợn mắc bệnh (có kết quả dương tính với bệnh P), với lợn khỏe mạnh (có kết quả âm tính với bệnh); trong đàn thực hiện các biện pháp tách đàn, tăng cường các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho giết mổ; tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về các giải pháp phòng chống bệnh với giải pháp “5 không”, “4 tại chỗ” trong công tác phòng chống dịch bệnh….
Thực hiện quy hoạch chăn nuôi và quy hoạch giết mổ tập trung, đề xuất Thành phố sớm phê duyệt Mạng lưới giết mổ tại các huyện để quản lý giết mổ tập trung, giảm thiểu hoạt động giết mổ nhỏ lẻ. Đây cũng là một giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đối với các bệnh truyền nhiềm nguy hiểm (Tai xanh, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm…) cần tiêm phòng bổ sung vắc xin; triển khai, hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn Thành phố với các cơ sở trang trại, gia trại lớn để tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi phát triển bền vững.
Tổ chức các đợt tổng tẩy uế môi trường toàn Thành phố để hạn chế mầm bệnh phát sinh, tập trung ở các khu vực có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, các chợ truyền thống có kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.
Đặc biệt cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền, trong đó đi sâu nội dung về Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm và Luật Chăn nuôi; tuyên truyền để người dân chủ động ứng dụng có hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch và chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi để đảm bảo chăn nuôi hiệu quả, bền vững.
Đồng thời nâng cao năng lực hiệu quả của mạng lưới thú y cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại cơ sở; chuẩn bị đầy đủ vật tư hóa chất, dụng cụ chuyên ngành, sẵn sáng ứng phó với dịch bệnh.
Để phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2019 – 2020, Bộ Y tế chỉ đạo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các bệnh dịch nguy hiểm, các ổ dịch tại cộng đồng, xử lý kịp thời, hiệu quả. Nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đạt 95% quy mô xã, phường. Sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị hạn chế thấp nhất tử vong. Tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh. Tập huấn nâng cao năng lực các tuyến về giám sát, đáp ứng, điều trị. Đảm bảo hậu cần cho công tác phòng chống dịch.
Minh Anh (T/h)