Những kháng sinh tự nhiên để tăng sức khỏe ngày đông
Y tế - Ngày đăng : 06:01, 03/12/2019
Tỏi
Tỏi là một siêu thực phẩm có ở khắp mọi nơi. Nó không chỉ được sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên từ hàng trăm năm nay, mà còn có đặc tính chống virus, chống nấm và kháng khuẩn.
Điều này là nhờ một hợp chất gọi là allicin (cũng có trong hành tây). Để chống nhiễm trùng, hãy sử dụng tỏi nghiền nấu chín sơ hoặc ăn sống.
Gừng
Củ nghệ có tính kháng khuẩn và chống nấm rất tốt. Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có hoạt tính kháng sinh rất mạnh nên kháng viêm, tẩy trừ các gốc tự do, tái tạo tế bào nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy rằng dầu nghệ có thể điều trị nhiễm trùng khi áp dụng trong 7 ngày.
Bạn có thể tự chế loại kháng sinh này tại nhà bằng cách trộn 1 muỗng canh bột nghệ và 5-6 muỗng canh mật ong. Lưu trữ nó trong một bình kín. Uống ½ muỗng cà phê hỗn hợp này hai lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống bổ sung bột nghệ từ 400 đến 600 mg, hai lần mỗi ngày.
Ảnh minh họa
Ớt sừng trâu
Nghe có vẻ hơi vô lý, vì chúng ta thường được khuyên không nên ăn đồ cay nóng khi bị ốm. Nhưng ớt cayenne thực sự vừa có tính kháng sinh vừa có tác dụng chống nấm, vì vậy bạn có thể muốn ăn cay để rút ngắn thời gian bị bệnh.
Tốt nhất để pha loãng ớt cayenne với một loại dầu – ô liu hoặc dầu dừa là những lựa chọn tốt – để nhận được lợi ích mà không làm hại các mô tế bào.
Mật ong nguyên chất
Chúng ta đều rằng mật ong nguyên chất có thể được sử dụng để điều trị ho và nhiễm trùng đường hô hấp. Điều này là do tính chất kháng khuẩn mạnh của nó. Trong thực tế nghiên cứu này cho thấy, mật ong nguyên chất có hoạt tính kháng khuẩn tương tự như thuốc kháng sinh.
Trong dân gian còn có kinh nghiệm dùng mật ong để chữa lành vết thương ngoài da rất hữu hiệu.
Hành củ
Hành củ giúp làm giảm các triệu chứng như ho, hen suyễn, tắc nghẽn và viêm đường hô hấp. Trong y học của người Trung Hoa, hành được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, ho, nhiễm khuẩn, và các vấn đề về thở. Tại nhiều nước, xi-rô có nước ép hành dùng để chữa ho và hô hấp cho trẻ em.
Bắp cải
Trong nhiều trường hợp, bắp cải và các loại rau khác thuộc họ có thể gây đầy hơi. Nhưng khi bạn muốn chống lại vi khuẩn, thì chúng là thứ bạn cần.
Các hợp chất lưu huỳnh trong bắp cải sinh ra hơi, nhưng chúng cũng tiêu diệt các tế bào gây hại. Chức năng kháng khuẩn của bắp cải mạnh nhất là khi ăn sống.
Dầu dừa
Dầu dừa đã được quảng cáo trong một vài năm gần đây như là một sản phẩm thần kỳ tốt cho cơ thể từ trong ra ngoài. Và trong thực tế, dầu dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa có đặc tính chống nấm và kháng khuẩn.
Sử dụng vừa phải cũng có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhưng dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa khá cao, vì vậy tốt nhất là không dùng quá nhiều.
Quả la hán
Các chuyên gia đã thu được những kết quả đáng kinh ngạc khi nghiên cứu khả năng ức chế sự phát triển vi khuẩn của quả la hán, đặc biệt là vi khuẩn trong miệng gây sâu răng và bệnh nha chu. Đồng thời nó cũng có khả năng chống lại một số loại và một số triệu chứng của nấm Canida.
Quế
Quế có một số đặc tính kháng khuẩn và chống nấm bắt nguồn từ các loại dầu thiết yếu được tìm thấy trong vỏ của nó. Nghiên cứu cho thấy quế có hiệu quả nhất khi nó được tiêu thụ với mật ong, bởi vì sự kết hợp này sẽ tạo ra hiệu quả kháng sinh toàn diện.
Rau kinh giới
Rau kinh giới chứa hai hoạt chất gọi là thymol và carvacrol, có tính chất kháng khuẩn và kháng nấm. Những thành phần này được đặc biệt tốt cho da, vì chúng giết chết các vi khuẩn gây nhiễm trùng da.
Húng quế
Rau húng quế cũng có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Húng quế gần giống với kinh giới, vì chúng có họ hàng với nhau, húng quế cũng chứa một số đặc tính kháng sinh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng húng quế giúp điều trị một số chủng vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng thuốc và nó đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị một loại vi khuẩn truyền nhiễm cụ thể gây bệnh tiêu chảy.
Minh Anh (t/h)