Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ em như nào?

Y tế - Ngày đăng : 03:00, 08/01/2020

Moitruong.net.vn – Sốt phát ban là một bệnh tưởng chừng rất dễ điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu chăm sóc không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho trẻ. .

Bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ, do một số loại virus điển hình như virus sởi, virus Rubella (bệnh sởi Đức) hoặc virus đường ruột ECHO gây ra. Sốt phát ban là thường gặp ở trẻ, phổ biến nhất là từ 6- 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ đã giảm xuống trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện.

Trẻ có thể bị sốt phát ban ít nhất là một lần, thậm chí nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là do virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày.

Chăm sóc trẻ bị phát ban đúng cách sẽ không để lại các vết thâm

Biểu hiện của sốt phát ban

Trước phát ban: Trẻ có biểu hiện quấy khóc. Sau đó, trẻ có biểu hiện sốt. Với từng loại nguyên nhân gây sốt phát ban thì lại có các biểu hiện sốt khác nhau: sốt phát ban do sởi, trẻ thường sốt cao kèm ho, chảy nước mũi và mắt đỏ; sốt phát ban do rubella trẻ chỉ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt.

Trong phát ban: Sau khi trẻ hạ sốt (một đến vài ngày từ khi trẻ có biểu hiện sốt), ban bắt đầu nổi. Lúc này, trẻ sẽ có các biểu hiện khác kèm theo như tiêu chảy, hoặc phân hơi lỏng. Ban thường lan từ mặt xuống cổ, ngực, bụng và các chi hình thành các bọc nước màu đỏ, số lượng từ vài chục đến hàng trăm. Nếu được chăm sóc và điều trị tốt ban thường lưu lại trung bình 3-5 ngày.

Sau phát ban: Nếu được chăm sóc đúng cách sẽ không để lại các vết thâm cho trẻ (ngoại trừ sởi). Trong trường hợp nhiễm khuẩn có thể để lại vết lở loét hình thành sẹo.

Căn bản trẻ trở lại vui chơi bình thường không để lại biến chứng. Nhưng nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa, đi ngoài ra máu hoặc nặng hơn là viêm não. Sốt phát ban được xếp vào một trong những bệnh ngoài da thường gặp nhất đối với trẻ em. Khi có các triệu chứng của bệnh tốt nhất nên tiến hành điều trị sớm nếu không sẽ gây ra những hậu quả đối với sức khỏe của trẻ.

Việc chẩn đoán sốt phát ban dựa vào tình trạng bệnh và khám lâm sàng cho trẻ. Bác sĩ lấy dịch ở họng và đưa đi xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn ở trong họng của trẻ. Trẻ được chỉ định điều trị bệnh bằng kháng sinh như penicillin hay erythromycin. Trẻ bị bệnh cần được cách ly để tránh lây lan. Bên cạnh đó, cần cho trẻ uống nhiều nước, dùng máy phun hơi nước mát hay súc miệng bằng nước muối ấm giúp giảm đau họng.

Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ em như nào?

Sốt phát ban dễ lây trong các môi trường như ở nhà trẻ, trường học, nên các bậc cha mẹ cần cách ly tốt cho trẻ và nên để trẻ ở nhà khi bị bệnh. Hiện nay chưa có vắc xin phòng sốt phát ban nên không để trẻ tiếp xúc với người bệnh. Hướng dẫn trẻ và những thành viên trong gia đình thường xuyên rửa tay thật sạch. Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Bệnh sốt phát ban là một bệnh lý rất hay gặp phải ở trẻ nhỏ, vì vậy các bậc cha mẹ hãy chú ý để bảo vệ sức khỏe của trẻ thật tốt.

Minh Anh (t/h)

Minh Anh (t/h)