Thế giới đối mặt nguy cơ thiếu hụt thuốc do dịch COVID-19
Y tế - Ngày đăng : 02:30, 06/03/2020
Thuốc generic là thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc. Theo thống kê, khoảng 70% nguyên liệu dược phẩm của các công ty dược Ấn Độ hiện đến từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà máy Trung Quốc đang đóng cửa vì dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid -19) khiến hàng triệu người dân nước này được lệnh ở nhà để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan.
Nguy cơ thiếu hụt thuốc do dịch Covid – 19
Động thái của Ấn Độ khiến Anh đối mặt tình trạng thiếu hụt thuốc paracetamol. Những loại thuốc đang bị thiếu hụt khác là thuốc huyết áp, tiểu đường và viêm khớp.
Các nhà sản xuất thuốc tại Ấn Độ phụ thuộc vào Trung Quốc tới 70% nguyên liệu và các chuyên gia dự đoán rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ tiếp diễn nếu dịch bệnh không được kiểm soát.
Ấn Độ hiện là một trong những nước xuất khẩu thuốc hàng đầu thế giới. Các thành phần dược liệu và loại thuốc chiếm 10% xuất khẩu thuốc của Ấn Độ, bao gồm thuốc kháng sinh mạnh như tinidazole và erythromycin, hormone progesterone và vitamin B12…
Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dược phẩm Ấn Độ cho biết một số hóa chất “có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong vài tháng tới”.
Ông Dinesh Dua, chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dược phẩm Ấn Độ cảnh báo: “Nếu virus (gây Covid-19) không được ngăn chặn kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng”.
>>> Xem thêm: WHO cảnh báo nguy cơ thiếu hụt thuốc kháng sinh trên toàn thế giới
Nói về tình trạng hiện nay, ông James O’Loan, dược sĩ tư vấn tại Công ty trực tuyến Doctor-4-U, cho biết ông nhận thấy nhu cầu về paracetamol vượt xa nguồn cung. Theo ông, nguyên liệu thô của paracetamol được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc và với việc dịch Covid-19 khởi phát từ đó, rõ ràng là chuỗi cung ứng đang bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, ngày 3/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng thiếu thiết bị y tế toàn cầu để đối phó dịch Covid-19 đang lây lan nhanh.
WHO thúc giục các công ty và chính phủ tăng sản lượng thiết bị y tế lên 40%. Ở Iran, các bác sĩ và y tá đối mặt tình trạng thiếu trang thiết bị y tế khi dịch bùng phát.
Ngọc Linh (t/h)