Ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và độ ẩm cao có thể làm suy yếu COVID-19
Y tế - Ngày đăng : 12:00, 27/04/2020
Theo nghiên cứu được trình bày hôm 23/04 tại Nhà Trắng, virus COVID-19 suy yếu trong bầu không khí nóng và ẩm cũng như dưới tia nắng mặt trời.
“Quan sát nổi bật nhất của chúng tôi cho thấy hiệu ứng mạnh mẽ của ánh sáng mặt trời dường như đang tiêu diệt virus, cả trên bề mặt và trong không khí”, Bill Bryan, quan chức an ninh nội địa cấp cao nói.
“Chúng tôi đã thấy một tác động tương tự về cả nhiệt độ và độ ẩm. Sự gia tăng nhiệt độ hoặc độ ẩm, hoặc cả hai, nói chung là ít thuận lợi hơn đối với virus”, báo cáo nhấn mạnh.
Kể từ khi xuất hiện coronavirus mới, các nhà khoa học đã tự hỏi, liệu virus có thể suy yếu khi nhiệt độ tăng, nghĩa là với sự xuất hiện của mùa hè ở bán cầu bắc.
“Chúng tôi đã xác định được một số liên kết yếu trong chuỗi lây truyền virus. Nhiệt độ và độ ẩm là các yếu tố tác động tới chuỗi ADN của virus này”, Bill Bryan, chuyên gia khoa học và công nghệ tại Bộ An ninh Nội địa Mỹ khẳng định.
Để chứng minh cho tuyên bố của mình, các chuyên gia đã trình bày vài số liệu từ nghiên cứu này được thực hiện tại Trung tâm phân tích và biện pháp đối phó sinh học quốc gia.
Nghiên cứu cho thấy chu kỳ phân rã một nửa của SARS-CoV-2, tức là thời gian để virus giảm một nửa số lượng, là 18 giờ đồng hồ ở môi trường nhiệt độ khoảng từ 21 đến 24 độ C và độ ẩm 20% trên những bề mặt không xốp như tay nắm cửa và thép không gỉ.
Chu kỳ này giảm xuống còn 6 giờ khi độ ẩm tăng lên mức 80%, đặc biệt chu kỳ này giảm xuống chỉ còn 2 phút khi có ánh sáng Mặt Trời. Khi virus SARS-CoV-2 lơ lửng trong không khí, chu kỳ này là 1 giờ nếu nhiệt độ ở mức từ 21 đến 24 độ C và độ ẩm 20%, và chỉ khoảng 1,5 phút nếu có ánh sáng Mặt Trời.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng virus sống sót tốt hơn trong điều kiện thời tiết lạnh và khô thay vì nóng và ẩm. Tỷ lệ lan truyền bệnh thấp hơn ở các quốc gia thuộc Nam bán cầu nơi bắt đầu mùa thu, với thời tiết vẫn ấm áp, dường như cũng ủng hộ lý thuyết này.
Song đáng ngạc nhiên là virus COVID-19 cũng gây chết người ở những nơi như Singapore khi nhiệt độ là mùa hè, đặt ra câu hỏi về mối liên hệ giữa sự tồn vong của virus và các yếu tố môi trường.
Do đó, thời tiết như mùa hè sẽ tạo ra môi trường giảm lây lan dịch bệnh, nhưng không có nghĩa là được xóa bỏ hoàn toàn.
Ngọc Ánh (t/h)