Thói quen ăn mặn gây hại cho sức khỏe của bạn như thế nào?

Y tế - Ngày đăng : 00:30, 26/06/2020

Moitruong.net.vn – Thói quen ăn quá mặn khiến muối thừa không chỉ khiến cơ thể bạn tích nước, gây nặng nề, đầy hơi mà còn làm tăng huyết áp, nguy cơ về đột quỵ, tim mạch…

Ảnh minh họa

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay, tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy, lượng natri ăn vào trong chế độ ăn của người trưởng thành trung bình là 3,7g/ngày hay tương đương với lượng muối ăn vào là 9,4g/ngày, gần gấp đôi mức ăn vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 2g natri/ngày hay 5g muối/ngày.

Thiếu muối, cơ thể bải hoải, mệt mỏi, sự cân bằng bị phá vỡ. Tuy nhiên, ăn mặn lại là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.

Tăng huyết áp

Ăn mặn thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp. Tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và bệnh thận.

Ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.

Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Bệnh suyễn, tim, thận

Việc ăn nhiều muối đối với những bệnh nhân bị suyễn sẽ khiến cơn suyễn nặng nề và xuất hiện thường xuyên hơn. Nếu vẫn giữ thói quen đó rất có thể dẫn đến đột tử.

Tim phải làm việc nhiều hơn do thói quen ăn mặn vì khi ăn mặn sẽ phải uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ khiến tim thất trái to lên rồi dẫn đến hiện tượng suy tim. Tim thất trái sẽ trở lại bình thường nếu bạn phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Bệnh suy thận sẽ sớm tìm đến bạn nếu giữ thói quen ăn mặn. Bởi việc này sẽ khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận, buộc thận phải làm việc nhiều hơn. Bệnh nhân nếu đã bị bệnh thận mà vẫn ăn nhiều muối cơ thể sẽ suy sụp nhanh hơn. Ngược lại, nếu giảm ít lượng muối đi thì chức năng thận sẽ được cải tạo tốt hơn. Ngoài ra, muối còn là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh như sỏi thận, thận nhiễm mỡ.

Bệnh thận

Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có liên quan với mức độ cao của muối. Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp…

Một ngày nên ăn lượng muối bao nhiêu là đủ?

Các nghiên cứu trên đều cho thấy, hầu như những trường hợp mắc bệnh là thuộc những người tiêu thụ tới hơn 4.000 mg muối/ngày. Các nhà khoa học khuyến cáo lượng muối được xem là an toàn cho mọi người là vào khoảng 1.500 mg/ngày.

Đối với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày, mì chính không nên ăn quá 5 g/ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối.

Ngay cả đối với trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm muối, nhất là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột, cháo; vì bản thân muối trong thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ.

Hồng Anh (t/h)

Hồng Anh (t/h)