Những loại thực phẩm nấu không chín sẽ trở thành ‘thuốc độc’ cho cơ thể
Y tế - Ngày đăng : 08:00, 30/12/2020
Đậu nành
Do trong đậu nành sống có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ độc. Sữa đậu nành phải được nấu chín, đun nóng đến 100° C trong khoảng 10 phút.
Đậu cô ve
Trong đậu cô ve có chứa độc tố Saponin. Nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa gây ngộ độc và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa.
Sắn sống
Sắn sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide rất độc. Ăn 150-300gram sắn sống có thể gây ngộ độc và thậm chí tử vong. Vì vậy, bắt buộc phải ngâm nước và nấu chín kỹ trước khi thưởng thức.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin – đây là một loại chất rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da. Vì thế, bạn cần nấu mộc nhĩ chín kĩ trước khi ăn.
Khoai tây
Khoai tây là một trong những loại rau củ cần nấu chín kỹ. Bởi nếu chúng ta ăn khoai tây sống có thể gây ra đầy hơi và các tác dụng tiêu hóa không mong muốn. Vì trong các loại rau củ vì thực phẩm này có chứa tinh bột làm cản trở quá trình tiêu hóa.
Thậm chí, càng nguy hiểm hơn khi khoai tây được lưu trữ thời gian dài ở những nơi ẩm ướt, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu một củ khoai tây xuất hiện những đốm màu xanh, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.
Rau mầm
Các loại rau mầm, chúng ta cần phải nấu kỹ. Bởi trong những loại rau này có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella và Listeria.
Rau mầm đa số được trồng trong điều kiện ẩm ướt, ấm áp, nơi những vi khuẩn này phát triển mạnh. Do đó, nếu bạn ăn rau mầm, hãy chọn những loại rau có nguồn gốc đảm bảo, rửa sạch và nấu chín.
Cà tím
Đây cũng là một trong những loại thực phẩm không thích hợp để ăn sống. Bởi trong loại cà tím sống có chứa độc tố solanine, đặc biệt những quả cà tím còn non chứa một lượng khá lớn. Ăn cà tím sống sẽ khiến cho tiêu hóa khó chịu.
Rau chân vịt
Mọi người đều biết rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic. Khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi. Nó sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Do vậy rau chân vịt bắt buộc phải nấu chín để loại bỏ bớt axit oxalic để không cản trở việc hấp thụ canxi. Khi được nấu chín, ăn rau chân vịt sẽ hấp thụ nhiều sắt, canxi và magie hơn.
Măng
Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.
Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh, sau đó chế biến bình thường.
Các loại đậu
Đậu có chứa chất đạm và chất chống oxy hoá. Tuy nhiên đa phần các loại đậu đều không phù hợp để ăn sống.
Đậu có một số lợi ích về sức khỏe khi chúng được tiêu thụ đúng cách, nghĩa là sau khi đun sôi và nấu chín. Khi chưa được nấu chín, chất saponin ở lớp ngoài và hemagglutinin trong hạt có thể gây ra các chứng buồn nôn, nôn mửa, các vấn đề tiêu hóa và tiêu chảy sau nhiều giờ tiêu thụ.
Củ niễng
Nhiều người thích ăn củ niễng sống trộn salat. Tuy nhiên, củ niễng sống chứa acid oxalic, khi kết hợp với canxi trong cơ thể sẽ tạo thành canxi oxalate khó phân hủy, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu ăn sống củ niễng trong một thời gian dài, sẽ khiến cơ thể hấp thụ ít canxi hơn.
Cà chua
Để hấp thu lycopene có trong cà chua – chất chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả thì tốt nhất hãy nấu chín trước khi thưởng thức. Bởi lớp vỏ dày của cà chua chứa lycopense, nếu ăn sống bạn chỉ có thể hấp thu được khoảng 4%. Khi nấu lên, bạn có thể dễ dàng chiếm trọn phần lycopene của nó.
Khi cà rốt, bí đỏ được nấu chín, lượng beta-carotene – một chất chống oxy hóa sẽ tăng lên và khi đi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Nếu ăn sống, cơ thể sẽ phải mất một khoảng thời gian và rất khó khăn để có thể tiêu hóa và hấp thụ, nhưng khi đã được nấu chín, lớp vỏ bị phá vỡ và cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng.
Minh Châu