Những đồ dùng trong nhà cần phải thay mới định kỳ để đảm bảo sức khỏe

Y tế - Ngày đăng : 09:01, 13/03/2021

Moitruong.net.vn – Cần lưu ý đến những vật dụng phải được thay đổi thường xuyên, định kỳ trong gia đình để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe cho các thành viên.

Bạn nên thay mới bàn chải đánh răng hoặc đầu bàn chải điện sau 3 đến 4 tháng sử dụng. Việc thay mới cũng phụ thuộc vào tần suất bạn sử dụng bàn chải. Đầu bàn chải tòe lông và cong vẹo là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải sắm một cái mới.

Thảm lau chân

Thảm lau chân ngoài tác dụng thấm nước, chất dơ để chân được sạch sẽ thì còn là vật dụng chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà. Do đó phải thay mới định kỳ thảm chùi chân, tốt nhất là thay sau 6 tháng để đảm bảo sức khỏe.

Khăn mặt

Khăn lau mặt thường tiếp xúc với nước, phơi chưa khô ráo nên sẽ tạo độ ẩm lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Chưa kể khăn lau mặt thường để trong nhà vệ sinh, môi trường ẩm ướt của nhà vệ sinh dễ khiến khăn lau mặt trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.

Đặc biệt, mỗi lần sử dụng khăn lau mặt, vi khuẩn trên da mặt và từ những nguồn khác di dời đến khăn, kết hợp với những vi khuẩn trên khăn lau mặt sẽ không ngừng sinh sôi. Thời gian sử dụng khăn lau mặt càng kéo dài thì vi khuẩn sinh sôi càng nhanh chóng.

Lược

Theo thời gian, lược sẽ tích nhiều tóc vụn, bụi bẩn và hóa chất từ các sản phẩm tóc. Việc chải tóc bằng lược bẩn sẽ khiến tóc trở nên bẩn, bết và xẹp xuống. Hơn nữa, các tàn dư hóa chất bám trên lược có thể gây kích ứng, khiến da đầu ngứa đỏ và đóng vảy.

Dao cạo

Chúng ta nên vứt bỏ lưỡi dao cũ và thay mới sau khoảng 5 đến 7 lần sử dụng. Thay thế lưỡi dao thường xuyên giúp hạn chế khả năng gây kích ứng da do sử dụng lưỡi dao cùn.

Thớt

Khi dùng thớt, các mảnh vụn của thực phẩm cũng có thể bám lại trong các kẽ hở này và trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh. Đây là nguyên nhân chính cho những nguồn bệnh phát sinh, lây nhiễm vào các thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Miếng rửa bát

Miếng bọt xốp rửa bát có thể chứa rất nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả những mầm bệnh. Nên thay mới đồ vật này ít nhất là mỗi tuần một lần để đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn. Ngoài ra nên giặt kỹ miếng xốp sau khi rửa bát, treo ở nơi khô ráo để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà.

Đồ lót

Đồ lót nên thay trong khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng để đảm bảo khâu vệ sinh và thẩm mỹ. Chất liệu mặc hàng ngày thì nên chọn cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi để cảm thấy dễ chịu và thoải mái.

Với quần áo lót, nên vò xà phòng trước rồi mới cho vào máy giặt. Đồ lót là thứ đồ luôn được các bác sĩ khuyên phải thay thường xuyên nhất, không nên dùng lâu quá một năm dù cho nó chưa hỏng hóc gì.

Trên đây là những vật dụng bạn phải thường xuyên thay mới để bởi đây là môi trường thuận lợi để cho các loại vi trùng, vi khuẩn, nấm,… gây bệnh phát triển. Các căn bệnh này không chỉ gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà về lâu dài còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Ruột gối

Ruột gối chứa nhiều “mạt bụi”. Mạt bụi là một loài mạt (rệp nhỏ) thuộc lớp hình nhện, kích thước rất nhỏ khoảng 1/4 mm, mắt thường con người không thể nhìn thấy. Đặc biệt mạt bụi là tác nhân gây ra phần lớn trường hợp dị ứng, đặc biệt là dị ứng da như nổi mẩn ngứa, sưng tấy, ngứa ngáy.

Nhiều người thường ngủ khi tóc còn ướt, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm hoặc chảy nước miếng khi ngủ, đó là môi trường sống yêu thích của mạt bụi.

Lời khuyên: 6 tháng – 1 năm nên thay ruột gối 1 lần.

Đũa

Đũa mỗi khi rửa xong sẽ để lại các vết nứt, lâu dần tích tụ cặn bẩn và vết dầu mỡ, ngoài ra, đôi khi nếu không được lau khô hoặc khử trùng sau khi rửa, trên đũa có thể xuất hiện các khuẩn gây hại, từ đó xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày, đường ruột và các bộ phận khác, gây ra các bệnh về đường hô hấp, viêm dạ dày, viêm gan, thậm chí là ung thư.

Vì vậy, nên thay đũa 3-6 tháng một lần, thường xuyên chú ý vệ sinh và giữ đũa khô ráo, khử trùng thường xuyên, nếu phát hiện đũa bị mốc, biến dạng thì nên vứt bỏ.

Hồng Trang

Hồng Trang