Thời tiết cực đoan khiến thành phố cổ Angkor của Campuchia biến mất

Môi trường du lịch - Ngày đăng : 05:00, 19/10/2018

MOITRUONG.NET.VN – Các hiện tượng thời tiết cực đoan một trong những nguyên nhân khiến cho thành phố này biến mất và đã hủy hoại cơ sở hạ tầng của thành phố cổ Angkor ở Campuchia.

>>>Hà Nội: Chất lượng không khí trong khu dân cư đều ở mức tốt

>>>Sóc Sơn: Biệt phủ tiền tỷ mọc giữa rừng phòng hộ

 Di tích Angkor ở Campuchia

Không chỉ riêng Angkor ở Campuchia, tình trạng đó cũng có thể xảy ra đối với các khu đô thị hiện đại hiện nay trên thế giới Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Australia sau nghiên cứu mới nhất được công bố ngày 18/10.

Angkor, được xây dựng trên một hệ thống phức hợp gồm các kênh rạch, hồ nước và các con đê, từng là thành phố lớn nhất thế giới, tuy nhiên vào thế kỷ 15, dân số của thành phố này giảm mạnh. Trước khi biến mất, thành phố trên đã bị ảnh hưởng do các hiện tượng thời tiết cực đoan và việc cơ sở hạ tầng bị quá tải.

Đồng tác giả của nghiên cứu, ông Mikhail Prokopenko, cho biết hệ thống quản lý nguồn nước của Angkor đã được phát triển trong nhiều thập kỷ và trở thành một hệ thống có sự liên kết chặt chẽ.  Thế nhưng những ảnh hưởng do tình trạng biến đổi khí hậu vào giữa thế kỷ 14 như hạn hán và đặc biệt là tình trạng ẩm ướt kéo dài trong nhiều năm đã khiến cho hệ thống này bị quá tải, dẫn đến việc nước không được phân phối đều trong thành phố.

Những phát hiện trên cho thấy chính phủ các nước trên thế giới và các cộng đồng người dân cần phải tập trung xây dựng khả năng thích nghi của các khu đô thị hiện đại với các thảm họa, đặc biệt là sự biến đổi khí hậu.

Anh Thư (T/h)

Anh Thư (T/h)