Diện mạo mới của Ngọ Môn Huế sau khi được làm sạch
Môi trường du lịch - Ngày đăng : 07:30, 26/04/2019
– Sau khi được làm sạch bằng công nghệ hơi nước nóng của Đức, các vết bẩn, rêu mốc bám trên bề mặt Ngọ Môn Huế đã loại bỏ hoàn toàn và trả lại màu sắc nguyên thủy.
>>>Cổng Ngọ Môn Huế được làm sạch bằng công nghệ hơi nước nóng
>>>Thừa thiên Huế: Phó Chủ tịch tỉnh tham gia trồng hoa hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh”
Chị Phan Thị Thùy, du khách đến từ Hà Tĩnh cho biết: “Cách đây 5 năm, khi tôi đến đây du lịch, Ngọ Môn Huế không được đẹp như bây giờ. Sau khi được làm sạch, nó trong rất là bắt mắt và không hề mất đi dáng vẻ nguyên thủy của nó”.
“Thật tuyệt vời. Sau khi được làm sạch, di tích nhìn trông rất đẹp và tôi rất thích thú. Chắc chắn sắp tới đây, nơi này sẽ có rất nhiều du khách đến đây thăm quan”, anh Derrick Crump, du khách đến từ Canada chia sẻ.
Ngọ Môn là di tích kiến trúc thời Nguyễn, cổng chính phía nam của Hoàng thành. Ngọ Môn được xây dựng năm Minh Mạng 14 (1833), khi triều Nguyễn tổ chức qui hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành.
Được biết, Dự án làm sạch Cổng Ngọ Môn, Đại nội Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (HMCC) và Karcher – nhà cung cấp hàng đầu thế giới về công nghệ làm sạch, phối hợp thực hiện trong vòng 15 ngày.
Theo đó, các chuyên gia đến từ Đức sử dụng công nghệ Hơi nước nóng (steam cleaning) bằng cách sử dụng 1 đầu phun đặc biệt để tạo ra áp lực hơi nước 0.5-1 bar lên bề mặt đá vôi. Lúc này, hệ thống gia nhiệt có thể tạo ra hơi nước với nhiệt độ tối đa khoảng 100°C, (nhiệt độ bình 155°C) để loại bỏ hoàn toàn các loại chất bẩn/ ô nhiễm sinh học cũng như tiêu diệt chất bẩn ở dưới bề mặt, cư trú sâu hơn bên trong các lỗ đá nhờ vào nhiệt độ cao của nước nóng.
Hoàng Lộc
Một số hình ảnh Ngọ Môn Huế khoác chiếc áo mới:
Toàn cảnh Ngọ Môn Huế sau khi được làm sạch
Một mảng tường của Ngọ Môn Huế được làm sạch
Các họa tiết, hoa văn trang trí trên bề mặt được làm sạch
Du khách nước ngoài thích thú chụp ảnh lưu niệm