Tết Nguyên tiêu được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Môi trường du lịch - Ngày đăng : 00:30, 07/07/2020
Trước đó, Tết Nguyên tiêu của bà con dân tộc Hoa tại quận 5 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 262/QĐ-BVHTTDL ngày 22-1-2020.
Ủy quyền Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, lãnh đạo TPHCM trao bằng công nhận Tết Nguyên tiêu là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho đại diện 5 nhóm ngôn ngữ Hoa tại Quận 5.
Từ đầu giờ chiều ngày 5/7, hàng ngàn người đổ về các tuyến đường như: Ngô Quyền, An Dương Vương, Nguyễn Tri Phương, Trần Hưng Đạo ở Quận 5 (TP.HCM) để xem đoàn diễu hành truyền thống của cộng đồng người Hoa.
Xe chở bằng công nhận di sản phi vật thể quốc gia “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên Tiêu của người Hoa quận 5, TP.HCM”.
Trong văn hóa người Hoa, Tết Nguyên tiêu – rằm tháng Giêng rất được coi trọng, theo văn hóa dân gian ngày lễ này còn được quan niệm “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Đây là một trong ngày lễ lớn và là nét văn hóa tâm linh đặc sắc của cộng đồng người Hoa nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Đoàn diễu hành trên đường Nguyễn Tri Phương (Q.5, TP.HCM).
Lễ hội Nguyên tiêu mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất Chợ Lớn đã được cộng đồng người Hoa ở Q.5 duy trì và phát triển hơn 30 năm qua, hoạt động này thường diễn ra trong 3 – 4 ngày (khoảng từ ngày 12 hoặc 13 đến rằm tháng giêng âm lịch hằng năm), với phần lễ tại các chùa, miếu, hội quán. Song song đó là các hoạt động mang tính nghi lễ, văn hóa nghệ thuật như: biểu diễn ca kịch tuồng cổ, múa lân sư rồng, đi cà kheo, thi câu đố hoa đăng… cùng một số hoạt động như: Lễ tế thánh của nhóm người Triều Châu, hội Long Đăng của nhóm Phước Kiến…
Mai An