Ninh Bình: Quy hoạch trở thành trung tâm du lịch – dịch vụ của cả nước
Môi trường du lịch - Ngày đăng : 08:30, 09/10/2020
Ngày 15/9/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1413/QĐ- TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo nhiệm vụ Quy hoạch đến năm 2050 sẽ xây dựng tỉnh Ninh Bình thành trung tâm du lịch – dịch vụ của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với vùng Thủ đô Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội.
Phát triển công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với vùng thủ đô Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ, làm cơ sở phát triển hệ thống các đô thị và xây dựng nông thôn mới tiên tiến, kiểu mẫu, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội; Phát triển nhanh và bền vững gắn với bình đẳng, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh.
Ninh Bình sẽ được qui hoạch thành trung tâm du lịch – dịch vụ của vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước.
Nội dung qui hoạch tỉnh Ninh Bình thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế – xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 4 trụ cột chính là du lịch, thương mại, dịch vụ; công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, tiên tiến; xây dựng đô thị, phát triển nông thôn và kinh doanh bất động sản; nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ.
Bên cạnh đó, qui hoạch phải đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành, các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Ninh Bình căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt, tổ chức lập Qui hoạch tỉnh Ninh Bình thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp qui định của Luật Qui hoạch và các qui định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định của pháp luật.
Nội dung lập quy hoạch cần định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế – xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 04 trụ cột chính là: Du lịch, thương mại, dịch vụ; công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, tiên tiến; xây dựng đô thị, phát triển nông thôn và kinh doanh bất động sản; nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ. Phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành, các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh và tăng cường liên kết vùng; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
Đồng thời, xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm sự phát triển cân bằng giữa kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia; ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt, tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp quy định của Luật Quy hoạch và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành hướng dẫn, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện lập Quy hoạch bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả.
Minh Châu